Thứ 7, 23/11/2024, 09:41[GMT+7]

Chiếu làng Hới trong thời đại 4.0

Thứ 3, 11/04/2023 | 10:12:38
2,800 lượt xem

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Từ lâu chiếu Hới, xã Tân Lễ (Hưng Hà) đã nổi danh vì độ bền, đẹp. Không chỉ xuất bán trong nước, chiếu Hới đã vươn mình ra thế giới và trở thành hướng làm giàu của nhiều gia đình nơi đây. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, làng nghề chiếu Tân Lễ đang từng bước chuyển mình, thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động. 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Theo các cụ kể lại, trước đây làng Hới (tên tục của thôn Hải Triều) đã có nghề dệt chiếu nhưng người dân dùng bàn dệt đứng. Do vậy, chiếu dệt ra không được đẹp và chắc. Ở làng ngày ấy có cụ Phạm Đôn Lễ đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức thứ 12, đời vua Lê Thánh Tông được cử đi sứ nhà Minh. Cụ đã học được các kỹ thuật dệt chiếu tiên tiến của Trung Quốc rồi về truyền dạy cho dân làng. Từ đấy chiếu làng Hới dệt ra đẹp hơn, sợi đan đều hơn. Về sau dân làng tôn cụ là tổ nghề dệt chiếu, gọi là Trạng Chiếu và lập đền thờ cụ. 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Ông Nguyễn Văn Thái, người có 30 năm làm nghề dệt chiếu chia sẻ: Qua nhiều thăng trầm, người dân vẫn giữ nghề, yêu nghề. Người làng Hới tự hào khi có trong tay nét riêng biệt độc đáo của nghề. Để có thể dệt được một tấm chiếu đạt yêu cầu thì phải cần đến đôi tay tỉ mỉ, kinh nghiệm phong phú và những kỹ thuật sáng tạo của người thợ dệt. Dù có thay đổi cải tiến về mẫu mã nhưng chiếu làng Hới vẫn bền, vẫn đẹp. Nghề dệt chiếu vẫn được người dân giữ gìn, phát triển và hơn cả là những người thợ làng chiếu vẫn đang dệt cả tâm tình của mình để dệt nên những chiếc chiếu làm đẹp cho đời 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Giờ đây về Tân Lễ, không còn hình ảnh những người ngồi đan chiếu mà thay vào đó là máy móc hiện đại. Sự đổi mới trong tư duy và cách làm đã giúp người làm chiếu giờ đây đỡ phần vất vả nhưng vẫn lưu giữ được nét đẹp riêng của chiếu làng Hới. Đó chính là cách mà người dân Tân Lễ bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Bà Nguyễn Thị Thái, thôn Hải Triều Xuân, người gắn bó với nghề dệt chiếu từ nhỏ cho biết: Nghề dệt chiếu không quá khó nhưng rất vất vả vì phải trải qua nhiều công đoạn từ phân loại cói, đem phơi... đến dệt. Sợi cói phải dài, nhỏ, đều và không chắp nối; sau khi dệt xong sẽ tiếp tục công đoạn may viền chiếu, tạo mẫu mã và độ bền cho sản phẩm. Đến nay, khi áp dụng máy móc, lại càng yêu cầu người thợ có tay nghề cao để đưa cói vào khuôn dệt nhanh, đều; đồng thời, phải xử lý các đường bẻ mép, bắt biên gọn gàng đều tăm tắp. 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Bước cải tiến rõ nét nhất của làng nghề chiếu Hới là từ năm 2005, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc vào thay thế sức lao động của con người, đưa công suất lên và chú trọng cải tiến mẫu mã sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại nhiều tỉnh trong nước và xuất khẩu sang thị trường: Lào, Campuchia, Thái Lan... 

Đi đầu trong phát triển và nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề phải kể đến xưởng làm chiếu của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Hải Triều Xuân. Với diện tích 5.000m², ông đầu tư 50 máy dệt, tạo việc làm cho hơn 100 lao động. Năm 2022, ông Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng thêm xưởng sản xuất chiếu tại thị trấn Hưng Hà với 40 máy với 100 lao động. Hiện nay, cả 2 xưởng của ông mỗi ngày sản xuất 5.000 lá chiếu, 1 năm doanh thu đạt gần 80 tỷ đồng. Ông Sơn cho biết: Ngày trước, khi chưa có máy, để làm ra một tấm chiếu phải mất hai thợ làm trong 4 ngày, có khi mất cả tuần mới xong một tấm. Khi chuyển sang dùng máy dệt chiếu, năng suất cao hơn, thu nhập của người thợ cũng tăng lên nhưng vẫn bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật dệt chiếu truyền thống của làng Hới. Thường thì thời điểm vàng xuất bán là tết Nguyên đán, có những năm xưởng không còn hàng để bán. Vẫn là những sợi cói quen thuộc, vẫn là những người người thợ đan chiếu của làng Hới nhưng giờ đây, phương tiện sản xuất của họ không phải là khung dệt lách cách thoi đưa mà đã chuyển sang những máy dệt công suất lớn. 

Cơ sở sản xuất chiếu của ông Vũ Văn Hòa, hiện có 50 công nhân với 32 máy làm chiếu nilon. Để sản xuất ra một lá chiếu, ông Hòa đã bố trí từng công nhân phụ trách các công đoạn từ khâu làm sợi, dệt, cắt, may, in chữ, đóng gói... Mỗi ngày, xưởng sản xuất được gần 2.000 lá chiếu nilon. Ông Hòa cho biết: Gia đình tôi đã có 20 năm làm chiếu truyền thống. Từ ngày có máy móc đã giảm được đáng kể chi phí về nguyên liệu và nhân công, mỗi năm gia đình tôi thu về hàng trăm triệu đồng.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Nhắc đến chiếu Hới, xã Tân Lễ, người ta nghĩ đến câu: “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” là những sản vật nổi tiếng được người xưa suy tôn. Người thợ dệt chiếu ở Tân Lễ có những bí quyết và sáng tạo, trong đó phải kể đến kỹ thuật cải sợi dệt yếm, dệt mơ và bắt biên ít nơi làm được nên sản phẩm chiếu Hới vừa bền, vừa đẹp được người dùng đánh giá cao. 

Ông Hoàng Văn Đạo, Chủ tịch UBND xã Tân Lễ cho biết: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, người dân đã mạnh dạn đầu tư máy móc vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, số lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện toàn xã có 29 hộ với 90 máy dệt chiếu cói, thu hút 420 lao động, 8 cơ sở dệt chiếu nilon với 310 máy, tạo việc làm trên 1.000 lao động trong và ngoài xã. Tổng thu nhập từ nghề chiếu ước đạt 572 tỷ đồng/năm, thu nhập đầu người bình quân từ 72- 96 triệu đồng/người/ năm. Từ phát triển nghề dệt chiếu truyền thống đã nâng cao thu nhập tỷ trọng cơ cấu kinh tế tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề 0.62%/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5% năm.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất đang là một trong những hướng đi mới để người dân xã Tân Lễ tiếp tục xây dựng chiếu Hới trở thành địa chỉ của những sản phẩm độc đáo mà không nơi nào có được.

Nội dung: THANH THỦY 

Đồ họa: THANH TÙNG 

Kỹ thuật: PHẠM THỦY

 



 




 



 


 

 

 

 

 


 


 

Có thể bạn quan tâm

Tỏa sáng những nụ cười

19/10/2024   5,767 lượt xem

Hưng Hà - Vùng đất ngàn năm văn hiến

13/08/2024   10,167 lượt xem

Sắc xanh tình nguyện

31/07/2024   16,880 lượt xem

Nhớ ơn người có công

27/07/2024   13,407 lượt xem

Sắc xanh trên đảo Trường Sa

13/06/2024   8,363 lượt xem

Thái Bình: Niềm vui mùa vàng

10/06/2024   8,413 lượt xem