Thứ 7, 23/11/2024, 10:02[GMT+7]

Dân thông, đường thoáng - Kỳ 1: Khơi thông "điểm nghẽn"

Thứ 3, 27/06/2023 | 14:38:02
2,815 lượt xem

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

 


Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng, trong tuyến hành lang kinh tế ven biển kết nối các khu kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách sân bay Cát Bi và cảng biển Đình Vũ, Hải Phòng 70 km; cách cảng biển nước sâu Lạch Huyện - Hải Phòng 30 km. Nhận thấy tiềm năng to lớn đó, Thái Bình xác định để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển thì hạ tầng giao thông phải đi trước một bước. Vì vậy, những năm qua, Thái Bình tập trung phát triển đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm mạng lưới giao thông, góp phần làm cho diện mạo của tỉnh ngày càng khang trang, hiện đại. Cầu Tân Đệ đưa vào sử dụng đã tạo thế giao thông liên hoàn, phá thế “ốc đảo” vốn ngăn cách 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình, mở ra thời kỳ mới cho việc thông thương, đi lại thuận tiện và phát triển kinh tế.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhận định: Kết nối giao thông đang là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của Thái Bình trong thời gian qua. Do đó, một trong ba đột phá phát triển được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX là “ưu tiên xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các trục giao thông đầu mối trong tỉnh với các trung tâm kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, qua đó góp phần nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực”.

Ông Bùi Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải cho biết: Xác định được tầm quan trọng, vai trò của giao thông “đi trước mở đường” cũng như những điểm nghẽn, nút thắt về hạ tầng, tỉnh Thái Bình đã có những bước đi, cách làm đột phá, sáng tạo, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Hàng loạt dự án có tác động quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng như đường tuyến đường bộ ven biển, đường từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn, 221A, ĐT.454, đường vành đai phía Nam thành phố, hệ thống đường trục trong Khu kinh tế Thái Bình, đường thành phố Thái Bình - cồn Vành... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác GPMB.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Huyện Tiền Hải - một trong những địa phương triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông, nhưng hầu hết các dự án đều vướng mắc trong công tác GPMB. Dự án cải tạo, nâng cấp đường 221A là công trình trọng điểm của tỉnh, chiều dài 17,8km, từ trung tâm huyện Tiền Hải đến cồn Vành. Đầu năm 2021, dự án gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, điều kiện thời tiết mưa nhiều và đặc biệt tiến độ GPMB đang rất chậm, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án và việc đi lại của người dân trên tuyến. Đến tháng 7/2021, dự án còn gần 7km chiều dài tuyến tại các xã Tây Giang, Tây Tiến, Nam Trung, Nam Chính, Nam Hưng chưa được GPMB. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là xác minh nguồn gốc đất, trích lục thu hồi đất trên nền bản đồ VLAP có nhiều diện tích không trùng khớp với thực tế; một số địa phương cho thuê đất, người dân đã xây dựng nhà kiên cố, ở nhiều thế hệ, việc thu hồi, đền bù khó khăn. Việc phân định trong thu hồi nhà, công trình một phần hay toàn phần cũng đang rất vướng mắc…

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ông Nguyễn Văn Phiêm, Bí thư Đảng ủy xã Nam Hưng cho biết: Đối với xã Nam Hưng, khó khăn lớn nhất trong công tác GPMB tuyến đường 221A là xác định nguồn gốc đất của các hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là khu vực thôn Lộc Linh, trước đây là nông trường. Toàn bộ diện tích nhà xây dựng trên đất ao.

Ông Trương Văn Chỉ, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Trung cho biết: Tuyến đường 221A qua địa phận xã Nam Trung có 130 hộ cần GPMB trong đó 90% là hộ theo đạo. Khi bắt tay vào thực hiện gặp nhiều khó khăn do nơi tuyến đường đi qua chủ yếu là đất ở. Để đáp ứng yêu cầu tiến độ theo kế hoạch đề ra, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống huyện, các sở, ban ngành đã nhiều lần họp bàn, tìm cách tháo gỡ; các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp xuống cơ sở để kiểm tra, chỉ đạo công tác GPMB, nhằm sớm hoàn thành đưa dự án vào sử dụng tuy nhiên tiến độ triển khai vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1


Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1







Xuất phát từ thực tiễn triển khai đầu tư xây dựng các dự án giao thông trên địa bàn, tỉnh Thái Bình xác định GPMB chính là “điểm nghẽn, nút thắt” lớn nhất đang kìm hãm tiến độ dự án, kìm hãm sự phát triển hạ tầng giao thông. GPMB là một khâu, một công đoạn then chốt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình triển khai dự án; là điều kiện bảo đảm cơ bản tiên quyết, là thước đo sự sẵn sàng, sự quyết tâm của tỉnh. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó và phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng và quyết liệt vào cuộc của các tổ chức, cá nhân liên quan, sự đồng thuận cao độ của nhân dân và doanh nghiệp. 

Do đó chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh trong nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế là tập trung công tác GPMB. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 5/7/2021 về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác GPMB phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và tạo sự lan tỏa tại khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Nhờ đó, mà công tác GPMB không còn là nhiệm vụ của UBND, cán bộ địa chính cấp xã mà là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và mỗi người dân.

Ông Nguyễn Duy Chinh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Vấn đề khó khăn nhất để người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng là mức giá bồi thường, hỗ trợ GPMB, Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tham mưu UBND tỉnh linh hoạt trong vận dụng cơ chế, chính sách trên cơ sở đúng quy định của pháp luật nhằm bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và nhân dân, tạo sự đồng thuận. Sự linh hoạt đó được thể hiện qua công tác bồi thường giá đất, nhà ở, tài sản trên đất, Thái Bình đã vận dụng khung giá bồi thường sát với giá thị trường trong khung bảng giá đất đã được ban hành, nhằm giúp những hộ dân bị giải tỏa đủ điều kiện để xây dựng nơi ở mới hoặc mua lại được diện tích đất tương ứng.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Đặc biệt, tháng 8/2021, UBND tỉnh phát động phong trào thi đua “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện GPMB phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh”. Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong công tác GPMB. 

Theo ông Phạm Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy: Phong trào thi đua GPMB được huyện Thái Thụy phát động, triển khai sâu rộng nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Các phương án GPMB bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tiến độ GPMB các dự án cơ bản đáp ứng được yêu cầu, kịp thời bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thi công.

Vẫn biết GPMB luôn là việc không hề dễ nhưng nếu địa phương biết vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách và có những giải pháp thực hiện phù hợp thì sẽ “biến khó thành dễ”. Sau Chỉ thị số 08, huyện Quỳnh Phụ là điểm sáng, điểm nhấn đầu tiên trong phong trào hiến đất làm đường ở Thái Bình.

Nội dung: Minh Nguyệt - Nguyễn Thơi
Đồ họa: Việt Hùng - Kỹ thuật: Hồng Nhung


 


 

Có thể bạn quan tâm

Tỏa sáng những nụ cười

19/10/2024   5,770 lượt xem

Hưng Hà - Vùng đất ngàn năm văn hiến

13/08/2024   10,169 lượt xem

Sắc xanh tình nguyện

31/07/2024   16,880 lượt xem

Nhớ ơn người có công

27/07/2024   13,410 lượt xem

Sắc xanh trên đảo Trường Sa

13/06/2024   8,363 lượt xem

Thái Bình: Niềm vui mùa vàng

10/06/2024   8,413 lượt xem