Thứ 7, 23/11/2024, 10:05[GMT+7]

Tục chơi diều sáo trong lễ hội Sáo Đền

Thứ 6, 23/09/2022 | 16:05:38
3,229 lượt xem

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

 

 Năm 2020, tục chơi diều sáo trong lễ hội Sáo Đền, xã Song An (Vũ Thư) được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tục chơi diều sáo tại Sáo Đền vừa mang câu chuyện lịch sử, vừa là tục chơi kỳ công, từ lâu đã là niềm tự hào sâu sắc của người dân địa phương.

  

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

 Lễ hội Sáo Đền, xã Song An được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ ngày mất của Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Hoạt động của lễ hội có phần lễ mang nhiều nghi thức thiêng liêng và phần hội với các hoạt động mang tính đua tài, đua khéo trong đó phải kể đến tục chơi diều sáo đặc sắc đã trải quả gần 600 năm. Có rất nhiều truyền thuyết nói về tục chơi này. Văn bia lưu giữ tại Sáo Đền ghi như sau: Tục chơi diều sáo gắn với truyền thuyết bà Ngọc Dao đưa Lê Tư Thành về quê lánh nạn. Để giải sầu, bà thường cho con thi diều với trẻ con trong làng. 

Một truyền thuyết khác lại cho rằng tục thả diều nhằm tưởng nhớ Quốc công Đinh Lễ. Trong những năm chiến đấu của khởi nghĩa Lam Sơn, ông chỉ huy nghĩa quân đóng quân ở núi Tùng Lĩnh (Hà Tĩnh) kết hợp khai khẩn, trồng cấy ở bờ sông La Giang để tự cấp lương thực. Đinh Lễ đã chỉ dẫn binh lính làm cánh diều cong như vầng trăng khuyết, đục các bộ sáo với kích cỡ khác nhau rồi cùng binh lính thả diều. Khi diều bay lơ lửng trên bầu trời, những âm thanh du dương trầm bổng ấy đem lại cảm giác bình yên, thư thái như ở chốn quê nhà đã giúp binh sĩ thêm yêu quê hương, lấy thêm quyết tâm đánh giặc và quên mọi gian lao, vất vả để cày cấy ruộng hoang. Đây cũng là một ám hiệu chỉ huy quân của Đinh Lễ. Vì thế khi ông được cấp đất thế nghiệp ở An Lão, con cháu họ Đinh tổ chức thi thả diều để tưởng nhớ công lao của ông, dần dần trở thành một tục lệ trong lễ hội Sáo Đền. Dù là truyền thuyết nào đúng thì đều có chung một nội dung là tưởng nhớ công lao của tổ họ Đinh làng An Lão và Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 3

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 4

 Bà Lê Thị Thiết, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Diều Việt Nam chia sẻ: Không riêng Sáo Đền có thi thả diều sáo mà rất nhiều lễ hội trong cả nước có thi diều nhưng đến mức sâu sắc thành lễ tục, thành nghi lễ thiêng thiêng, gắn liền với tên tuổi của vị Thành hoàng, của đền Mẫu, được ghi vào sắc phong qua các đời vua thì thật là hiếm. Tục chơi diều là tục chơi có mỹ thuật, kỹ thuật, hình học và có cả cách tính về khoa học để làm thế nào cánh diều vừa đẹp, vừa nổi bật, vừa có khối hình để cất được làn gió và cõng trên mình những ống sáo to, nặng. Điều đó cho thấy người Việt Nam từ xa xưa đã có sự tìm tòi, nghiên cứu rất kỹ lưỡng.

Theo cổ lệ, để có được cánh diều tham gia trong lễ hội, người dân Song An đã phải chuẩn bị rất công phu từ trước đó cả năm. Diều truyền thống ở Song An rất đa dạng, song chủ yếu tập trung ở ba loại: diều cánh roi (dáng thon mình hẹp, đều hai bên như 1 chiếc thuyền, khi bay lên cao sẽ cong như hình trăng non), diều bần (dáng mập mình rộng, như hình củ ấu), diều cánh cốc (hay diều cánh tiên, hình dạng cầu kỳ). Điểm khác biệt giữa diều Song An với diều các nơi khác không chỉ về hình dáng diều mà cả về kích thước của con diều. 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 6



Ông Nguyễn Duy Đông, Chủ nhiệm CLB diều sáo Sáo Đền chia sẻ: chúng tôi đến với liên hoan toàn quốc được tổ chức tại Thái Bình với niềm đam mê cũng như niềm tự hào về những cánh diều được làm theo phong cách của các cụ cổ ngày xưa đã truyền dạy lại: diều bằng tre, phất bằng giấy, trên đó vẽ những hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ. Diều của Sáo Đền có đặc trưng khác những nơi khác là những diều hình củ ấu, sáo thì bộ đôi, bộ ba và có âm thanh khác biệt so với những địa phương khác. Cuộc sống càng phát triển, chất liệu để làm nên những con diều ngày càng hiện đại, đắt tiền hơn, giờ đây để làm một con diều có thể không mất nhiều thời gian và công phu như trước, nhưng trong CLB, các anh em vẫn giữ việc làm diều từ chất liệu truyền thống, đó như một cách để gìn giữ và lưu truyền nét văn hóa độc đáo của quê hương.

 

 Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 4

Trong tục chơi diều sáo tại lễ hội Sáo Đền, không thể không nhắc tới hội thi thả diều sáo vượt câu liêm. Tại nơi diễn ra hội thi, ban tổ chức sẽ chôn phần cán của hai chiếc sào bên trên có buộc hai chiếc câu liêm (có hình dáng như chiếc liềm), được mài rất sắc, một chiếc cao 4,5m, một chiếc cao 5m, phần cán giữa 2 câu liêm cách nhau từ 0.3m - 0.5m, lưỡi quay vào nhau thì khoảng cách giữa hai lưỡi câu liêm chỉ còn từ 0.2 – 0.3m. Bởi vậy, hội thi thả diều sáo vượt câu liêm đòi hỏi người tham gia phải nhanh nhẹn, giàu kinh nghiệm, đồng thời, có sự phối hợp ăn ý, hài hòa giữa người buông diều và người đâm diều bởi nếu không, chỉ trong tích tắc là dây diều sẽ mắc phải lưỡi câu liêm, bị cắt đứt dây và rơi xuống.

 Trước kia, để chuẩn bị cho kỳ thi, những người chơi diều đã phải tập dượt với nhau mấy tháng trời để có thể phối hợp ăn ý. Việc đoán được cấp độ của gió, lúc nào thì thả dây, lúc nào thì phải căng dây phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, độ nhanh nhạy của người chơi.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 8

 Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 6

Ông Phạm Văn Chỉnh, CLB diều sáo Minh Quang (Vũ Thư) cho biết: Thi diều sáo vượt câu liêm là phần thi khó và chỉ có ở hội Sáo Đền. Bản thân tôi trên 10 năm nay, hội nào cũng tham gia thi và cũng đạt được rất nhiều giải. Ngoài kỹ thuật làm diều chuẩn, kỹ thuật buông, đâm diều của người chơi, phán đoán được cấp độ gió, sức gió lúc nào đều, lúc nào có luồng thì thêm một chút may mắn cũng góp phần làm cho diều vượt qua câu liêm.

Dân gian xưa thường nhắc câu: “Diều sáo, pháo đất nhẹ thời khí” và tin rằng diều sáo bay cao cùng tiếng pháo đất nổ vào thời điểm giao mùa này có thể xua tan mọi khí độc, dịch bệnh, giúp con người khỏe mạnh, trở nên vui tươi hơn.  Sự chuẩn bị công phu con diều sáo, sự tập luyện nhuần nhuyễn giữa những người chơi diều để vượt qua được câu liêm đã tạo nên sự tài hoa của người chơi, tạo nên không khí phấn khởi, hồ hởi của tất cả những người tham gia lễ hội.


  

Nội dung: Tú Anh
      Đồ họa: Thanh Tùng - Trình bày: Hồng Nhung 







 

 


 


 



 

 

 

 


 


Có thể bạn quan tâm

Tỏa sáng những nụ cười

19/10/2024   5,770 lượt xem

Hưng Hà - Vùng đất ngàn năm văn hiến

13/08/2024   10,169 lượt xem

Sắc xanh tình nguyện

31/07/2024   16,880 lượt xem

Nhớ ơn người có công

27/07/2024   13,410 lượt xem

Sắc xanh trên đảo Trường Sa

13/06/2024   8,363 lượt xem

Thái Bình: Niềm vui mùa vàng

10/06/2024   8,413 lượt xem