Xem xét các phương án hỗ trợ doanh nghiệp vận tải sau dịch COVID-19
Dịch COVID-19 gây nhiều thiệt hại cho mọi mặt trong xã hội, đặc biệt là nền kinh tế, trong đó có ngành giao thông vận tải. Để phòng chống dịch bệnh, các tuyến vận tải hành khách, hàng hoá buộc phải tạm thời ngừng hoạt động nhằm thực hiện tốt việc giãn cách xã hội. Các phương tiện giao thông công cộng cũng phải hạn chế ra đi lại, nhiều doanh nghiệp vận tải "chật vật" thực hiện các biện pháp khác nhau để cân bằng tài chính, "sống sót" trước đại dịch. Hiện nay, mặc dù dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng các ngành kinh tế đang dần có kế hoạch để phục hồi sau dịch.
Đối với ngành giao thông vận thải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các sở Giao thông vận tải (GTVT) chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận chuyển hành khách với cơ quan tài chính địa phương theo hướng phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam nêu rõ, các Sở phải hướng dẫn các đơn vị kinh doanh khai thác bến xe chủ động nghiên cứu, xem xét giảm các loại chi phí dịch vụ trong bến xe từ nay cho đến hết năm 2020 để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận để từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh.
Sở GTVT cũng cần chủ động liên hệ, phối hợp với cơ quan thuế, tài chính địa phương và các cơ quan liên quan để đánh giá, thống kê thiệt hại đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe để đề xuất, kiến nghị Bộ GTVT, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét đưa ra các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực vận tải đường bộ. Đồng thời, báo cáo thống kê sản lượng vận chuyển khách, chuyến/lượt kể từ khi Thủ tướng công bố dịch.
Trước đó, lãnh đạo Bộ GTVT cũng đã có chỉ đạo các cục quản lý chuyên ngành tập trung, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cụ thể là yêu cầu các cục, tổng cục chỉ đạo cán bộ rà soát từng nhóm ngành, nhiệm vụ cụ thể, đê có thể giảm, giãn, hoãn các thủ tục, phí, lệ phí, cũng như giá dịch vụ cho các doanh nghiệp để ổn định và phục hồi sản xuất kinh doanh. Đối với những việc không thuộc thẩm quyền của đơn vị, phải đề xuất lên cấp cao hơn để đề xuất các bộ, ngành hỗ trợ hoặc kiến nghị Chính phủ có cơ chế phù hợp.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- 7 thói quen giúp tuyến giáp khỏe 14.11.2024 | 09:11 AM
- Từ ngày 20/11, sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi 14.11.2024 | 08:31 AM
- Ngắm dải Ngân hà trong màn đêm và đón bình minh bồng bềnh ở đồi chè Long Cốc 14.11.2024 | 08:28 AM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 8) 14.11.2024 | 08:28 AM
- Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức đề cử một loạt quan chức 14.11.2024 | 08:30 AM
- “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển” 14.11.2024 | 09:10 AM
- Thời tiết ngày 14/11: Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ 14.11.2024 | 08:29 AM
- Mưa lớn lại trút xuống Tây Ban Nha sau đợt lũ lụt nghiêm trọng 14.11.2024 | 08:29 AM
- Philippines chạy đua đối phó với bão Usagi 14.11.2024 | 09:10 AM
- Tuyển Việt Nam chốt đấu Indonesia, Myanmar ở sân Việt Trì 14.11.2024 | 08:30 AM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn