Khám phá thành phố Jaipur Ấn Độ ngắm nhìn những món trang sức handmade lộng lẫy
Phụ nữ ai lại không yêu cái đẹp, nhất là những món trang sức lấp lánh, tinh xảo. Và khi khám phá thành phố Jaipur, bạn sẽ thấy trang sức ở đây được nâng lên một tầm cao mới. Khi dạo bước trên con phố Johari Bazaar, một trong những khu sầm uất nhất Jaipur, bạn sẽ nghe được vô số lời chào mời: Sir, want precious stones? (Quý ông có muốn mua đá quý không?). Những người đàn ông chào hàng thường mặc shalwar kameez, tức đồ truyền thống màu trắng. Anh ta sẽ mở một gói giấy trắng, để lộ ra những viên đá đầy màu sắc nào là ngọc lục bảo, sapphire hay hồng ngọc.
Khám phá Jaipur, một thành phố thú vị của Ấn Độ với màu sắc đặc trưng.
Đây là hình ảnh thường gặp, với các du khách khám phá Jaipur. Những người buôn đá quý như trên thường đi thành nhóm, tập trung tại các tuyến đường giao thương sầm uất. Họ hệt như những tay chuyên môi giới chứng khoán trên phố Wall. Nhưng thay vì cổ phiếu, họ thảo luận và định giá những viên ngọc đầy dụ hoặc. Một vài người trong sồ đó là ‘cò con’ của các cửa hàng trang sức truyền thống, nơi trưng bày hàng loạt vòng tay, nhẫn, dây chuyền thủ công lung linh đủ sắc.
Một người đàn ông bán trang sức trên lề đường.
UNESCO đã điểm tên Jaipur từ lâu. ‘Thành phố hồng’ thu hút du khách đi tour du lịch Ấn Độ không chỉ bởi màu sắc, truyền thuyết hay những công trình độc đáo, mà còn bởi vô vàn kho báu, nằm trong những tiệm kim hoàn gia truyền. Quy hoạch của thành phố như một bàn cờ, mọi ngã rẽ đều quy về quảng trường chung, nơi dân bản xứ gọi là chaupurs. Trên hành trình khám phá Jaipur, bạn có thể điểm qua vô số thắng cảnh như City Palace, Amber Fort, và Water Palace. Mà ấn tượng nhất hẳn là Hawa Mahal (Cung điện của gió), với những ô cửa như tổ ong, bạn có thể tìm mua những chiếc cốc được vẽ họa tiết, đem về làm một món quà không đụng hàng cho gia đình và người thân.
Một người thợ chế tác làm việc trong hẻm sâu.
Thật ra, mục đích ban đầu của thành phố Jaipur là một thành phố thương mại, được xây ra phục vụ nhu cầu giao thương. Ngày nay, những con phố chính của nó vẫn luôn tấp nập du khách. Bên ngoài phố là những của hiệu, sâu trong hẻm là những xưởng chế tác, cả hai đóng vai trò tương hỗ cho nhau. Và đó là cách mà Jaipur vận hành xuyên suốt cả trăm năm, gìn giữ hợp tác thương mại địa phương.
Những chiếc bình gốm thủ công ở Jaipur.
Thành phố Jaipur nổi tiếng với việc khắc gỗ, may, thảm và kim loại. Có rất nhiều cửa hàng đương đại, chẳng hạn như Teatro Dhora, chuyên về quần áo thanh lịch, khăn tay nam, sổ tay, túi xách da và nhiều món đồ thủ công khác với giá cả phải chăng. Nhưng không có ngành thương nghiệp nào vượt mặt được ngành kim hoàn vốn gắn liền với tên tuổi thành phố.
Một cửa hiệu kim hoàn nằm trên đường phố.
Sau khi thành lập Jaipur vào năm 1727, vua Jai Singh II đã tổ chức một buổi diễu hành qua thành phố nơi người dân địa phương tụ tập ném đá quý lên ông cùng đoàn tùy tùng của mình. Ông là vị vua say mê với đồ trang sức. Dưới sự bảo trợ của Jai Singh II, Jaipur bắt đầu trở thành một trung tâm trang sức, thu hút các nghệ nhân và thương nhân từ xa. Ngày nay, thành phố là nơi có hàng trăm ngàn thợ kim hoàn và cửa tiệm.
Ông Akshat Ghiya, chủ sở hữu và giám đốc sáng tạo của Tallin Jewels.
“Người dân ở Jaipur bị ám ảnh bởi đồ trang sức”, ông Akshat Ghiya, chủ sở hữu và giám đốc sáng tạo của Tallin Jewels, một chuỗi cửa hàng trang sức có xưởng sản xuất nổi tiếng chợ Johari Bazaar cho biết. “Hầu hết người dân địa phương đều mua đồ trang sức ở đây. Kể từ vương triều Raja của vua Jai Singh II, đồ trang sức đã phát triển mạnh ở đây. Jaipur đã trở thành trung tâm đổ thạch, cắt đá, tìm ngọc lớn nhất thế giới”.
Narenda, một thợ kim hoàn lành nghề ở thành phố Jaipur.
Bằng cách nói chuyện với các ‘cò con’ buôn đá quý, du khách có cơ hội gặp gỡ các thợ kim hoàn bản xứ, ví như Narenda. Bạn có thể gặp anh ta trong xưởng, nằm ở tầng hai, một tòa nhà khu Chand Pol Bazaar. Công việc thường nhật của Narada là ngồi xếp bằng, thẩm định những viên ngọc và lên kế hoạch chế tác. Anh luôn có rất nhiều ý tưởng hợp với từng loại trang sức riêng. Trên tường là một bức tranh của ba vị thần Hindu, được treo cùng vòng hoa cúc vạn thọ màu cam. Căn phòng luôn tràn ngập âm thanh đời sống đô thị bên dưới.
Một món trang sức được chế tác theo phong cách Kundan Meena.
Narenda chế tác theo phong cách Kundan Meena truyền thống. Đồ trang sức Kundan không chỉ dùng khung vàng hoặc bạc, đôi khi nghệ nhân cũng kết hợp thủy tinh và vẽ minh họa, các họa tiết hoa màu trắng, xanh lá cây, đỏ hoặc xanh dương. Kết quả bạn sẽ có một món trang sức đậm chất Ấn Độ, thường đi thành bộ gồm vòng cổ, vương miện, hoa tai và nhẫn. Điểm đặc trưng là Kundan luôn trông lấp lánh. Và trang sức Kundai sẽ thể hiện đẳng cấp quý tộc, thường phổ biến trong đám cưới của các cô dâu giàu có từ Mumbai đến Delhi.
Mỗi loại trang sức sẽ có giá thành khác nhau, phụ thuộc vào chất liệu chế tác.
Không chỉ phục vụ những người Ấn Độ giàu có tìm đến Jaipur để săn đá quý, thành phố này cung cấp trang sức cho tất cả mọi người. Khách du lịch có thể tìm thấy những món đồ rẻ tiền, đầy chất lượng trong hàng chục cửa hàng quanh thành phố. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và một con mắt sáng suốt.
Một tác phẩm cổ được trưng bày tại bảo tàng Amrapali.
Du khách có thể học hỏi thêm kiến thức về đồ trang sức Ấn Độ tại bảo tàng Amrapali trên đường Ashok Marg. Đây là một bộ sưu tập trang sức phi thường, được trưng bày trong một tòa nhà hai tầng nho nhỏ. Hãy tưởng tượng một sợi dây chuyền vàng dài, đan kiểu bím tóc có từ thế kỷ 19 đầy mê hoặc, từ Tamil Nadu, được chạm khắc với các nam thần và nữ thần Hindu tinh xảo, và đó chỉ là một trong hàng trăm tác phẩm ngoạn mục được trưng bày tại đây.
Quy mô xưởng chế tác ở Amrapali.
Amrapali cũng sản xuất đồ trang sức ở quy mô lớn. Nhà máy kim hoàn có quy mô khoảng 1.500 thợ. Thành phẩm chủ yếu được bán cho các công ty khác với nhiều mức giá khác nhau. Các thợ kim hoàn có đến từ Bengal, trong khi thợ đổ, cắt đá thường đến từ cộng đồng Hồi giáo địa phương, còn những người buôn đá quý là Marwaris, thuộc đẳng cấp Rajasthani trong xã hội Ấn. Hầu hết các thợ kim hoàn ở Jaipur là đàn ông, mặc dù nhiều nỗ lực đang được thực hiện để phụ nữ có thể tham gia. Tarang Arora, con trai của một trong những người sáng lập Amrapali, nhấn mạnh rằng công ty luôn cam kết đảm bảo phúc lợi cho công nhân của mình.
Những viên đá quý trong giai đoạn chế tác.
Ở một góc nhìn nào đó, nhà máy Amrapali và một số nhà máy khác ở Jaipur đang cố gắng cạnh tranh với ngành công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, khi nói đến quy mô, có lẽ Jaipur sẽ thua cuộc. Nhưng xét về ý nghĩa và lịch sử cũng như thương hiệu Jaipur, Amprali hẳn luôn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế và trong lòng những ngươi yêu trang sức, để rồi, khi lên bất cứ hành trình nào, người ta phải nhớ cho du lịch Ấn Độ vào trong danh sách của mình.
Theo dulichvietnam.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lở đất ở Congo khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, hầu hết là trẻ em 24.11.2024 | 15:27 PM
- Công an huyện Tiền Hải: Khởi tố đối tượng cướp giật tài sản 24.11.2024 | 15:29 PM
- Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và trao quà cho hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh 24.11.2024 | 15:30 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm gặp đại diện kiều bào tiêu biểu tại các nước ASEAN 24.11.2024 | 15:30 PM
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Campuchia 24.11.2024 | 15:30 PM
- Những chuyến bay “chữa lành” 24.11.2024 | 15:30 PM
- Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh 24.11.2024 | 10:13 AM
- Quê hương tựa khúc dân ca 24.11.2024 | 10:03 AM
- Nhà phát minh Nhật Bản tạo bản sao robot của chính mình 24.11.2024 | 08:59 AM
- Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) 24.11.2024 | 08:59 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng