Pháo đài đồng bằng
Ảnh minh họa
Nghe nói Cự cũng bị Tuyền xạc vì việc này. Ngay sau hôm bị xạc, Cự gặp Bật, mặt tím lịm: “Ông lên đồn, xúi nó đưa quân về đốt trận nữa, cho các tay ấy biết đời!”.
Hôm nay, đồn phó về đây. Bật mời các cụ già đến cho hắn gặp... Hắn có nạt nộ gì, các cụ về nói với Chuyển, với Tuyền, kẻo Cự với mình nói thì không tin.
Một trung đội ngụy đưa đồn phó Quynh về Nguyễn. Cự dẫn bảo an ra cổng Bắc dớ dênh cho có mặt, rồi lảng vảng ngoài đường, nói chuyện tầm phào với tên thượng sĩ. Mặc Bật với Quynh gặp các cụ.
Cụ Ngư mặc áo năm thân, khuy vải cổ lỗ, đi đầu. Theo sau hơn chục cụ, người áo lương khăn xếp, người áo nâu đầu trần.
Quynh chụp mũ chào mào dạ lên cái đầu húi cua, sườn tỳ cạnh bàn, tay chống hông, nhìn mặt từng ông cụ như để nhận diện thật kỹ, rồi xoáy thẳng vào cụ Ngư:
Thế nào, ông cụ?
- Thưa... nghe nói ông đồn về, ban xã ủy gọi chúng tôi ra.
- Hà... - Quynh cười nhạt - Các cụ có biết tôi về làm gì không?...
Các cụ nhìn nhau, im lặng.
Bật đứng gần đấy “e hèm” một tiếng, nhắc khéo cụ Ngư.
Cụ Ngư không ngẩng lên:
Thưa ông đồn!... Làng chúng tôi đã gần tháng nay lập tề. Rào lũy phá sạch... Tưởng dân sự chúng tôi được yên ổn làm ăn. Nhưng lúa không được gặt, phải bán tại ruộng, hai bát thu được một. Đã vậy, lại không cho dân chúng tôi cày cấy vụ chiêm... Nhân có ông đồn về... để ông xét cho!
Quynh rung rung đùi, mũi phập phồng...
- Ông đồn hạ cố tận nơi gặp dân thôn, nghe cho thấu, thấy cho tỏ, để công việc được mau chóng... Chúng tôi một hai định lên tận đồn để kêu, nhưng may, ông lại về! - Ông già áo lương khăn xếp đứng sau cụ Ngư nói tiếp.
- Thưa...
Quynh đảo mắt, thấy các cụ ai cũng muốn nói. Hắn giơ một ngón tay gõ gõ vào không khí:
Tôi biết. Tôi biết. Việc cấy hái là cần. Việc cấy hái là cần !... Nhưng tôi hỏi các cụ: Tại sao dân làng này không chịu chụp hình làm thẻ... Hử...
Cụ Ngư đưa ngón tay trỏ lên gạt gạt lông mày, nghĩ câu trả lời.
- Tại sao?... Hử?... Quynh hỏi dồn.
Thưa ông đồn... Cái việc làm thẻ, dân chúng tôi đã có nhời với ông xã ủy đây rồi! Là do chúng tôi nhà cửa bị cháy, mùa màng thất thu. Chụp hình phải có tiền nộp. Nên chúng tôi chưa làm.
- Có thật do vậy không?... Hử?...
- Cái ấy, ông đồn xét... Ông đã thị sát dân thôn ông thấy. Chả nhà nào dựng nổi hai gian. Nhiều người ở lều, ở túp.
Bật đứng tựa cột lim... Hắn không hiểu tên đồn phó này hôm nay sao lại nhũn nhặn?... Tưởng nghe các cụ nói thế, nó phát cáu, dọa bắn, dọa đốt ầm ĩ lên... Mẹ nó, chỉ bắt nạt mình thôi. Mình mà cù nhây thế, nó quát tướng lên: “Ông có làm được không? Không làm được thì về bảo dân làng cử người khác! Muốn đốt nốt những cái nhà còn lại phải không?...”.
- Dạ, thưa ông đồn phó, ông nghe các cụ rồi ông cho ý kiến, để cấp dưới chúng tôi tiện thi hành! - Bật gợi.
Quynh hiểu ý Bật... “Mày giục tao quát tướng lên chứ gì?... Tao phải tùy tình hình chứ. Dân làng này chả dễ nạt đâu. Kêu ở đây không được, họ kéo lên đồn, lên quận thật đấy... Không nạt được thì phải dùng mẹo chứ! Đồ ngu!...
- Này, tôi ý kiến dứt khoát với các cụ già nhá - Quynh nói - Các cụ bảo dân chưa có tiền phải không. Được, chúng tôi sẽ trình lên cấp trên hoãn lại ít lâu... Đến bao giờ nào?... Hử?... Cấy xong phải không?... Hừ, đến khi gặt xong cơ à?... Lâu quá! Tôi hẹn cho cấy xong phải làm. Nếu không, không được ra đồng làm cỏ tát nước... Lính xuống đồng xem thẻ, không có sẽ bắt về đồn. Dứt khoát thế!
Cụ Ngư cười thầm: “Ông tưởng mày cứ khăng khăng. Mày có trăm thằng lính đi hỏi thẻ. Chúng ông có hàng nghìn bạn điền lân gia giúp đỡ lẫn nhau...”.
- Các cụ già chúng tôi cứ sờ đầu gối nói chân thật. Ông đồn phó học nhiều hiểu rộng, chắc cũng nhớ sách. Quốc dĩ dân vi bản. Đức thánh Trần ngày xưa dạy vua lấy khoan dân làm kế bền vững...
- Thôi, các cụ không phải nói nhiều. Từ mai tôi cho phép ra làm ruộng. Nhưng phải nhớ lời hứa! Hử...
Quynh đứng dậy, nện giày xuống nền gạch cộp cộp. Bao súng ngắn ở mông thây lây như cái đùi chó thui, mỗi bước hắn đi cứ đập pạch pạch.
Bật tiễn Quynh tới cổng Bắc. Trên đường về, Bật bảo Cự:
- Nó thấy các cụ nói lý, nó chùn!
- Thế thì có làm ăn con chó. Mẹ kiếp, lại đi nói lý với dân làng này.
- Mấy ông già đưa chữ nho ra, phỉnh cho nó mấy câu, phổng mũi thì thôi!
Cự tím mặt, cúi đầu... “Cuối cùng, chỉ có mình bẽ mặt. Định đưa cái chợ vào giữa làng cũng không được. Mà mình trót hứa rồi. Gián điệp thì không chợ nó cũng trà trộn. Chẳng qua tay Tuyền muốn hạ uy thế mình... Tưởng mượn lão đồn phó nạt cho cái chuyện thẻ tề. Ai ngờ nó cũng không dám hé răng... Cơ sự này...”
Còn bao nhiêu người xin thẻ đi buôn nữa ? - Cự hỏi.
- Hơn hai chục!
Trót nhận, làm nốt đi !... Rồi sẽ liệu!
*
* *
Chung quanh làng Nguyễn mọc lên những mái nhà nhỏ, một gian, hai gian. Nhà mọc trên những chiếc gò lớn, gò bé, trên những dải đất trồng khoai ven ngòi, vây lấy khu thổ cư cổ xưa.
Đứng trên cao nhìn xuống, làng Nguyễn như có bàn tay nào dàn mỏng ra, chiều cao rút xuống nhưng chiều rộng tăng lên.
Ở cái vành đai quanh làng Nguyễn ấy, cuộc sống như những mạch nước ngầm ngày đêm vẫn chảy. Những người làm cho đồng lúa đẻ nhánh, đơm bông; những người chuẩn bị cho trận chiến đấu ngày mai đều ở cái vành đai ấy.
Duyệt cũng ở đấy với bà cụ Nếp. Ngày lánh giặc, đêm Duyệt đến từng nhà dân.
- Ôi kìa, anh Duyệt... Mấy hôm nay không thấy anh, tưởng nó bắt anh rồi - Những người ở hầm lên ôm chầm lấy Duyệt.
- Không liên lạc được với anh, cứ như rắn không đầu.
- Ta phải củng cố du kích chứ anh?
- Củng cố chứ! - Duyệt trả lời - Độp một cái có lệnh là lại đánh...
Chi ủy phân công Duyệt làm việc ấy. Phải đủ quân, đủ vũ khí. Hơn chục khẩu súng cất giấu cẩn thận quanh đây, nhưng Duyệt bảo Cự phao ầm lên: “Huyện lấy hết rồi!”. Mã tấu, búp đa còn hàng trăm, du kích tự cất giấu. Hôm Bật đem một ít lên đồn gọi là “nộp vũ khí”, Duyệt cho chọn toàn những cái long cán, mẻ lưỡi. Để chúng nó nhìn thấy ngẫm nghĩ mà nhục, đại bác tàu bay chả vật nổi mấy anh du kích mã tấu cùn. “Nộp vũ khí” cho giặc cũng phải có yêu cầu mục đích chứ. Tưởng nộp cho xong chuyện à?
Tối nay, Duyệt cùng Tuyền sang Ba Vì, kiểm tra việc củng cố dân quân du kích thôn. Đến bến đò đã tối một lúc lâu.
Ven đê có cây chuối ai mới chặt buồng. Duyệt rút dao găm cắt làm hai. Mỗi người một đoạn vác xuống sông. Tay cầm gói quần áo giơ lên, tay ôm cây chuối, chân đạp nước. Mới đầu mùa đông đã lạnh rùng mình.
(còn nữa)
Bút Ngữ
(Thành phố Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025 20.05.2025 | 22:31 PM
- Quảng Ngãi muốn đầu tư 900 tỷ đồng làm đường sắt kết nối Dung Quất 20.05.2025 | 22:31 PM
- Tiêu hủy một tấn chả chay không rõ nguồn gốc 20.05.2025 | 22:32 PM
- Bể chứa nước dưới lòng đất lớn nhất thế giới 20.05.2025 | 19:11 PM
- Hơn 700 trẻ em được khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí 20.05.2025 | 19:03 PM
- Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Hưng Hà hướng dẫn và lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 20.05.2025 | 19:04 PM
- 11 ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 20.05.2025 | 19:05 PM
- Công an tỉnh tổng kết cao điểm truy quét tội phạm ma túy, sơ kết tuần tra vũ trang và đánh giá công tác phòng, chống tội phạm 5 tháng đầu năm 20.05.2025 | 19:06 PM
- Cần bổ sung cơ chế giám sát độc lập trong thu giữ tài sản bảo đảm 20.05.2025 | 19:07 PM
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng 20.05.2025 | 19:08 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả