9.000 nhân viên y tế Brazil tham gia thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn cuối
Brazil tiến hành thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 3. (Ảnh: AP)
Vaccine COVID-19, được phát triển bởi công ty dược phẩm tư nhân Trung Quốc Sinovac Biotech, đã trở thành loại vaccine thứ ba trên thế giới bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên quy mô lớn ở người. Giai đoạn 3 là bước cuối cùng trước khi vaccine được phê chuẩn theo quy định. Giai đoạn 1 là về thử nghiệm an toàn trên một số ít người để kiểm tra liều lượng và đảm bảo rằng nó không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Giai đoạn 2 kiểm tra xem liệu vaccine có đáp ứng miễn dịch hay không.
Thống đốc Sao Paulo Joao Doria cho biết, khoảng 9.000 nhân viên y tế tại 6 bang của Brazil sẽ tham gia vào quá trình thử nghiệm này. Họ sẽ được tiêm 2 liều vaccine CoronaVac trong 3 tháng tới. Kết quả ban đầu dự kiến sẽ có trong vòng 90 ngày.
Hiện Sinovac Biotech đang hợp tác với Viện Butantan, một trung tâm nghiên cứu y tế công cộng của Brazil, để thực hiện các thử nghiệm vaccine COVID-19. Giới chức Brazil cho biết, nếu vaccine CoronaVac chứng minh được tính an toàn và hiệu quả, Brazil có quyền sản xuất 120 triệu liều vaccine theo thỏa thuận đạt được với Trung Quốc.
Khoảng 9.000 nhân viên y tế tại 6 bang của Brazil sẽ tham gia vào quá trình thử nghiệm. (Ảnh: AP)
Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới trong đại dịch COVID-19, sau Mỹ. Số người tử vong vì dịch COVID-19 tại Brazil đã vượt mốc 80.000 ca vào ngày 21/7 và tổng số trường hợp nhiễm bệnh tại quốc gia này là hơn 2,1 triệu bệnh nhân. Do virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan nhanh chóng ở quốc gia Nam Mỹ này, Brazil được coi là nơi thử nghiệm lý tưởng cho vaccine COVID-19.
Brazil cũng đang hợp tác thực hiện thử nghiệm giai đoạn 3 của một loại vaccine COVID-19 khác được phát triển bởi Đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca. Ngày 21/7, giới chức y tế Brazil tuyên bố, nước này đã cho phép thử nghiệm giai đoạn 1, 2 và 3 của hai loại vaccine được phát triển bởi công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức).
Các hãng dược phẩm trên thế giới đang chạy đua để phát triển và thử nghiệm vaccine ngừa virus SARS-CoV-2. Đến nay, đã có hơn 150 dự án đối với hạng mục này. Theo thông tin được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh, hiện đã có 2 loại vaccine được cho là an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch trong các thử nghiệm ở giai đoạn 2.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần 21.05.2025 | 21:26 PM
- Thời tiết đêm 21/5: Đề phòng khả năng lốc, sét, mưa đá ở nhiều khu vực 21.05.2025 | 21:26 PM
- Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 21.05.2025 | 21:26 PM
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu 21.05.2025 | 21:02 PM
- Tổng hợp số lượng học sinh đăng ký Trường THPT công lập tại Thái Bình 21.05.2025 | 19:40 PM
- Những điểm mới ở Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2025 21.05.2025 | 18:55 PM
- Thái Bình: Triển khai tổng kiểm soát phương tiện bơm hút và vận chuyển cát, sỏi không đăng ký, đăng kiểm 21.05.2025 | 18:54 PM
- Khởi công nhà “Tiếp sức đến trường” cho học sinh nghèo huyện Vũ Thư 21.05.2025 | 18:55 PM
- U22 nam và tuyển nữ Việt Nam vào nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 21.05.2025 | 21:26 PM
- Trong tuần, ghi nhận181 trường hợp bị phạt nguội 21.05.2025 | 17:55 PM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước