WHO kêu gọi thế giới chia sẻ vaccine ngừa COVID-19
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước cần tiếp tục duy trì những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Reuters
Cảnh báo được người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hôm 6/8. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, các nước giàu sẽ có lợi nếu đảm bảo rằng, bất kỳ loại vaccine nào có thể được sản xuất để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đều được chia sẻ cho toàn thế giới.
"Chủ nghĩa dân tộc vaccine là điều không tốt, không giúp ích cho chúng ta. Để thế giới hồi phục nhanh hơn, chúng ta phải hồi phục cùng nhau. Bởi đây là một thế giới toàn cầu hóa, các nền kinh tế đan xen nhau. Một phần của thế giới hoặc một số ít quốc gia không thể trở thành thiên đường an toàn và hồi phục" - ông Tedros nói.
Khi một loại vaccine ngừa COVID-19 đủ tiêu chuẩn được tung ra thị trường, nó sẽ vô cùng khan hiếm. Vậy mà ngay từ lúc này, khi khâu thử nghiệm còn chưa hoàn tất, các nước giàu đã nhanh tay đặt trước hơn 1 tỷ liều vaccine này.
Người tình nguyện ở Nam Phi được tiêm thử vaccine ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Baragwanath ở TP Soweto. Ảnh: Reuters
Chính phủ Mỹ đã chi 2,1 tỷ USD để giành quyền ưu tiên đối với khoảng 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của 2 hãng dược Sanofi và GlaxoSmithKline. Mỹ cũng ký thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) để cung cấp lên tới 600 triệu liều.
Tại Anh, 4 hợp đồng đặt trước vaccine phòng COVID-19 đã nhanh chóng được ký kết. Đó là thỏa thuận mua 60 triệu liều từ Sanofi và GlaxoSmithKline, 30 triệu liều từ BioNTech/Pfizer, 60 triệu liều từ Valneva và 100 triệu liều từ tập đoàn dược AstraZeneca với loại vaccine tiềm năng đang phát triển cùng Đại học Oxford.
Liên minh châu Âu cũng đạt được thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp để có được 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Thỏa thuận này sẽ cho phép tất cả 27 nước thành viên EU mua được vaccine của Sanofi một khi sản phẩm được phép sản xuất đại trà.
Nhật Bản thì ký một hợp đồng với hãng dược Pfizer để có được 120 triệu liều tiêm, chậm nhất là cuối tháng 6/2021.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- 54 người chết vì tai nạn giao thông trong 2 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 07.04.2025 | 11:07 AM
- Ngày sức khỏe Thế giới 2025: Khởi đầu lành mạnh - Tương lai tươi sáng 07.04.2025 | 11:08 AM
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Nét đẹp văn hóa của người Việt 07.04.2025 | 11:07 AM
- Chung kết cuộc thi "Em yêu làn điệu dân ca" học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình năm 2025 07.04.2025 | 07:17 AM
- Man Utd, Man City hòa nhau sau 5 năm 07.04.2025 | 07:20 AM
- Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025 07.04.2025 | 07:15 AM
- Cộng đồng doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, kinh doanh 07.04.2025 | 07:24 AM
- Núi lửa Dukono phun trào, Indonesia phát cảnh báo an toàn hàng không 07.04.2025 | 07:18 AM
- Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại 07.04.2025 | 07:21 AM
- GDP quý I tăng 6,93% 06.04.2025 | 22:11 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên
- Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam