Băng tan kỷ lục tại Greenland khiến nước biển dâng cao nhất trong 12.000 năm qua
Hiện tượng băng tan chảy tại Greenland hiện nay là do phát thải khí nhà kính. (Ảnh: AP)
Greenland đã mất nhiều băng hơn trong năm 2019 so với lượng băng tan được ghi nhận trong bất kỳ năm nào và quá trình tan băng đã tăng nhanh kể từ những năm 1990. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature đã cho thấy, tốc độ băng tan chảy mà Trái đất đang chứng kiến hiện nay đã đe dọa vượt quá tốc độ mà Greenland đã trải qua trong 12.000 năm qua.
Trong hai thập kỷ qua, các tảng băng ở Greenland đã tan chảy với tốc độ khoảng 6.100 tỷ tấn mỗi thế kỷ, tốc độ chỉ đạt trong thời kỳ ấm áp xảy ra từ 7.000 đến 10.000 năm trước.
Năm 2019, tổng lượng băng và nước băng tan mất đi tại Greenland là hơn 500 tỷ tấn. (Ảnh: AP)
Ông Jason Briner, giáo sư địa chất tại Đại học Buffalo, cho biết, hiện tượng tan chảy ngày nay chủ yếu là do phát thải khí nhà kính, trong khi sự nóng lên xảy ra hàng nghìn năm trước là kết quả của biến đổi khí hậu tự nhiên.
Trong trường hợp nồng độ phát thải khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục tăng cao, lượng băng bị mất đi của Greenland có thể đạt mức chưa từng có với hơn 35.900 tỷ tấn băng vào cuối thế kỷ này. Nếu thế giới quyết tâm giảm lượng khí thải đủ để hiện tượng ấm lên toàn cầu đạt đỉnh vào khoảng năm 2050, tổn thất băng tan trong thế kỷ này có thể lên tới 8.800 tỷ tấn. Đây vẫn là lượng băng tan lớn, nhưng chỉ đủ để nâng mực nước biển lên khoảng 2,5cm so với khoảng 10cm trong kịch bản phát thải cao.
Băng tan tại Greenland hiện là nguyên nhân gây ra sự gia tăng mực nước biển lớn nhất thế giới. (Ảnh: AP)
Xét về khả năng tăng cao mực nước biển, Greenland là thềm băng quan trọng thứ hai thế giới chỉ sau Nam Cực. Lượng băng tại Greenland chứa đủ nước để nâng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 7,3m. Trong 26 năm qua, lượng băng tan chảy từ Greenland đã nâng mực nước biển lên 1cm và hiện là nguyên nhân gây ra sự gia tăng mực nước biển lớn nhất thế giới.
Chỉ riêng năm 2019, tổng lượng băng và nước băng tan mất đi tại Greenland là hơn 500 tỷ tấn, mức cao nhất trong 1 năm kể từ khi vệ tinh ghi nhận dữ liệu về băng tan từ năm 1978.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 22.05.2025 | 17:53 PM
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình 22.05.2025 | 17:54 PM
- Khát vọng vươn lên của thanh niên Thái Bình 22.05.2025 | 16:58 PM
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về các luật, nghị quyết 22.05.2025 | 16:48 PM
- Việt Nam thuộc 16 quốc gia sở hữu đa dạng sinh học cao nhất thế giới 22.05.2025 | 16:50 PM
- Đối tác quan trọng và đáng tin cậy: Việt Nam trong chiến lược khu vực của Australia 22.05.2025 | 16:49 PM
- Tập trung triển khai mạnh mẽ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội 22.05.2025 | 16:33 PM
- Bắc Kạn công bố tình huống khẩn cấp thiên tai tại Ba Bể 22.05.2025 | 16:32 PM
- Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm 22.05.2025 | 16:31 PM
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản 22.05.2025 | 16:33 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị