Cuộc chiến xoay quanh 11.500 dòng lệnh của Google
8 thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ hôm 6/10 đã nghe những lời tranh luận về vấn đề Google tái sử dụng mã Java, hành động bị hãng sở hữu Oracle cáo buộc là vi phạm luật bảo vệ bản quyền.
Google phát hành hệ điều hành Android năm 2007, trong đó sử dụng 11.500 dòng lệnh từ nền tảng mã nguồn mở Java được Sun Microsystems phát triển trong thập niên 1990. Công nghệ mã nguồn mở thường miễn phí, cho phép các kỹ sư phần mềm tùy ý sử dụng và chỉ kèm theo một số điều kiện nhất định.
Oracle mua lại Sun vào năm 2010 và kiện Google với cáo buộc vi phạm bản quyền. Oracle cho rằng các lập trình viên dùng mã nguồn mở phải bảo đảm sản phẩm của họ cũng có mã nguồn mở để làm lợi cho cộng đồng phần mềm. Trong khi đó, hệ điều hành Android mang lại doanh thu lớn cho Google nhưng lại bị khóa chặt.
Oracle khẳng định hành động này đã xóa bỏ mọi thỏa thuận cấp phép sử dụng Java dưới dạng phần mềm nguồn mở, đồng thời yêu cầu Google trả 9 tỷ USD đền bù thiệt hại. Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm không chỉ xoay quanh vấn đề tài chính.
"Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các ứng dụng trên smartphone mà còn liên quan đến những phát kiến của Mỹ trong tương lai", Chủ tịch Microsoft Brad Smith và Kent Walker, luật sư hàng đầu của Google, cho biết trong bài viết đăng trên Wall Street Journal tối 6/10.
Một câu hỏi quan trọng trong vụ kiện là liệu các lập trình viên có được sao chép mã nguồn giao diện lập trình ứng dụng (API) của Java, vốn cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau, hay không. API là lớp kết nối cực kỳ quan trọng giữa hàng loạt ứng dụng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ví dụ cụ thể là Facebook có API cho phép chia sẻ dữ liệu với các mạng xã hội khác, giúp người dùng đăng ảnh lên cả hai dịch vụ cùng lúc.
IBM, Firefox và Microsoft, những đối thủ cạnh tranh của Google, từ lâu đã cho rằng không nên áp dụng quy định bản quyền cho các giao diện ứng dụng, trừ khi các nhà quản lý muốn bóp nghẹt tiến bộ công nghệ.
Các thẩm phán Tòa án Tối cao dường như đang bất đồng về những hệ lụy sẽ xảy ra nếu Oracle thắng kiện, trong đó một số người cho rằng thiệt hại sẽ không tồi tệ như Google khẳng định. Nhiều câu hỏi tỏ ý hoài nghi quan điểm của Google, cũng như lo ngại sâu sắc về cách hãng sử dụng mã nguồn của Oracle.
"Ai cho các vị quyền sử dụng sản phẩm nguyên gốc của họ?", thẩm phán Samuel Alito đặt câu hỏi, trong khi thẩm phán Elena Kagan và Neil Gorsuch chỉ ra rằng nhiều tập đoàn khổng lồ như Apple và Microsoft có thể phát triển các hệ điều hành độc lập mà không cần sao chép mã Java.
"Chúng tôi được nghe rằng chúng tôi sẽ hủy hoại ngành công nghiệp công nghệ tại Mỹ nếu đồng tình với Oracle", thẩm phán John Roberts nói. Tuy nhiên, thẩm phán Brett Kavanaugh cho rằng "tình hình chưa xấu đi" kể từ khi một tòa sơ thẩm ủng hộ đơn kiện của Oracle hồi năm 2014.
Giao diện bàn phím QWERTY, vốn xuất hiện trên nhiều loại máy tính và smartphone, thường được Google sử dụng để so sánh với vụ kiện. Tập đoàn này cho rằng sẽ không công bằng khi bảo vệ bản quyền thiết kế của bàn phím QWERTY, cũng như không hợp lý nếu phê chuẩn cáo buộc vi phạm bản quyền nhằm vào việc sử dụng Java.
"Các máy đánh chữ đời đầu không có bàn phím QWERTY, nhưng nếu bạn để ai đó giữ bản quyền giao diện này, họ sẽ kiểm soát mọi loại máy đánh chữ, điều vốn không liên quan gì đến bản quyền", thẩm phán Stephen Breyer nói.
Ba vụ xét xử, hai lần kháng cáo và lượng tiền khổng lồ đã được đổ vào cuộc đấu pháp lý, nhiều khả năng nó sẽ không kết thúc trong tương lai gần. Thay đổi nhân sự Tòa án Tối cao sau khi thẩm phán Ruth Ginsberg qua đời, cũng như đại dịch Covid-19 và bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng sau cũng có thể làm quá trình tố tụng bị đình trệ, và còn rất lâu nữa ngành công nghệ mới có thể chứng kiến ảnh hưởng từ vụ kiện giữa Oracle và Google quanh 11.500 dòng lệnh này.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng 14.11.2024 | 21:44 PM
- Giám sát an toàn thực phẩm cơ sở phục vụ hội diễn nghệ thuật quần chúng 14.11.2024 | 18:49 PM
- Thái Thụy: Khen thưởng 42 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024 14.11.2024 | 18:50 PM
- Gặp mặt, chia tay 19 người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc 14.11.2024 | 18:50 PM
- Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông 14.11.2024 | 18:54 PM
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình 14.11.2024 | 18:30 PM
- Tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ 14.11.2024 | 18:32 PM
- Tiếp nhận, hỗ trợ vật tư, con giống sau bão số 3 14.11.2024 | 21:22 PM
- Đông Hưng: Khen thưởng 52 tập thể, 75 cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024 14.11.2024 | 21:23 PM
- Đồng chí Trần Huy Tuấn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020-2025 14.11.2024 | 17:34 PM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024