Nước sạch, giải pháp an toàn trong và sau bão lũ
Trong và sau bão lũ, tại những vùng bị thiên tai, nguồn nước thường bị ô nhiễm bởi các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết…, khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt ngày càng trở nên cấp thiết.
Xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ
Nguồn nước nhiễm bẩn tạo môi trường cho vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát triển, lây lan mầm bệnh. Các bệnh thường mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn…
Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra, có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây:
Bước 1: Làm trong nước
Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết. Cho vào dụng cụ chứa nước, khuấy đều; chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
Dùng vải sạch để lọc nước: Làm vài lần cho đến khi nước trong. Chú ý dùng vải lọc bằng sợi bông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi cặn trên vải lọc nhiều.
Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa, cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.
Bước 2: Khử trùng nước
Sau khi nước đã được làm trong, cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.
a) Khử trùng nước bằng hóa chất:
– Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B, được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg, rất tiện lợi cho việc khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng 20 lít nước trong.
- Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hóa chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, clorua vôi) và phải do cán bộ y tế hướng dẫn thực hiện.
Cách khử trùng:
- Viên Cloramine B 0,25g:
Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.
- Viên Aquatab 67mg:
Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.
- Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong 1 lít nước.
Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.
Lưu ý:
- Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của clo.
- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
- Nếu lỡ cho quá nhiều clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.
b) Đun sôi nước:
- Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi.
- Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu. Nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.
- Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ dùng nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
c) Sử dụng thiết bị lọc nước:
Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, chất lượng của thiết bị, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.
Lưu ý: Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong. Không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.
Phèn chua
Nguồn nước đảm bảo vệ sinh sau bão lụt
Đối với giếng khơi
Bước 1: Thau rửa giếng:
Làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng.
Trước khi làm trong và khử trùng nước, phải thau vét giếng, lấy hết bùn, rửa thành giếng.
Bước 2: Biện pháp làm trong nước:
Dùng phèn chua liều lượng 50gam/1m3 nước. Nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua, nhưng tối đa 100gam/1m3.
Tán nhỏ, hòa tan hết phèn chua trong chậu.
Cho nước phèn chua vào gàu múc nước, thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần, đợi 30 phút sau mới thực hiện bước khử trùng nước.
Bước 3: Khử trùng nước giếng:
Ước lượng nước trong giếng khoảng bao nhiêu m3 (1 bi tương đương 1m3), cứ 1m3 hòa tan 10 - 20gam Chloramine B, tương đương 1 đến 2 thìa canh (tùy thuộc vào độ đục của nước).
Múc một gàu nước, hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, phải khuấy đều cho tan hết hóa chất.
Thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần.
Sau 30 phút múc nước lên, ngửi có mùi clo là dùng được. Nếu không ngửi thấy mùi clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B quấy đều rồi cho vào giếng, đến khi nào nước có mùi clo mới đảm bảo.
Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng.
Sau 30 phút mới sử dụng nước (phải đảm bảo lượng clo dư (0,3 - 0,5mg/lít)).
Nếu lỡ cho quá nhiều choloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi clo mới sử dụng.
Lưu ý:
Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn.
Sau khi khử trùng, nếu ngửi có mùi clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
Nước sau khi đã khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.
Đối với giếng khoan:
Tháo dây cao su và ni lông bịt miệng giếng khoan.
Cọ rửa vòi, cần và nền giếng khoan.
Khơi thông cống rãnh quanh giếng.
Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa, bỏ nước đi, sau đó mới sử dụng.
Theo suckhoedoisong.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh 24.11.2024 | 10:13 AM
- Quê hương tựa khúc dân ca 24.11.2024 | 10:03 AM
- Nhà phát minh Nhật Bản tạo bản sao robot của chính mình 24.11.2024 | 08:59 AM
- Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) 24.11.2024 | 08:59 AM
- Kết quả bàn thắng Verona vs Inter: 0-5 (Vòng 13 Serie A 2024/25) 24.11.2024 | 08:59 AM
- Thời tiết ngày 24/11: Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng 24.11.2024 | 08:59 AM
- Thông cáo báo chí số 24, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV 24.11.2024 | 09:00 AM
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni 24.11.2024 | 09:00 AM
- Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới 24.11.2024 | 09:00 AM
- Sẽ tự động quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm 2025 24.11.2024 | 09:01 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng