Thứ 6, 15/11/2024, 17:56[GMT+7]

Các kỷ lục khoa học mới trong năm 2020

Thứ 3, 29/12/2020 | 20:48:55
848 lượt xem
2020 là năm với nhiều sự kiện khoa học mới được ghi nhận. Dưới đây là top những kỷ lục khoa học ấn tượng nhất trong năm nay do tạo chí khoa học hàng đầu Live Science bình chọn.

Chim bay liên tục 11 ngày, hoàn thành chặng đường dài 12.200 km từ Tây Nam Alaska đến New Zealand.

Chuyến bay dài nhất

Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn, một loài chim có mỏ dài, đã phá kỷ lục thế giới về thời gian bay dài nhất vào mùa Thu năm nay. Chú chim đã bay liên tục 11 ngày, hoàn thành chặng đường dài 12.200 km từ Tây Nam Alaska đến New Zealand. Kỷ lục trước đây cũng được thiết lập bởi một chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn khác với chặng đường dài 11.500 km trong vòng 9 ngày vào năm 2007. Choắt mỏ thẳng đuôi vằn là loài chim được biết đến với khả năng bay ấn tượng khi có thể bay trong thời tiết với những cơn gió đông khắc nghiệt.

Sinh vật lớn nhất

ky luc kho hoc an tuong 2020 2

 Hình ảnh cho thấy độ lớn của siphonophore

Khi đang khám phá các vực sâu ngoài khơi bờ biển Australia, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một sinh vật rất dài và có thể đây là “động vật lớn nhất từng được tìm thấy”. Sinh vật này có tên là siphonophore, trông hơi giống loài  sứa, dài 45 m và được tạo thành từ nhiều sinh vật nhỏ được gọi là “zooid”. Mỗi zooid sống cuộc sống của riêng mình nhưng luôn được kết nối với các zooid khác và thực hiện một chức năng cho toàn bộ siphonophore.

Bức ảnh phơi sáng lâu nhất

ky luc kho hoc an tuong 2020 3

Bức ảnh thu được cho thấy 2.953 vòng cung ánh sáng khi mặt trời mọc và lặn.

Với một lon bia, giấy ảnh và một máy ảnh lỗ kim công nghệ thấp là đã chụp được bức ảnh về hành trình của Mặt trời trên bầu trời mỗi ngày kể từ năm 2012. Bức ảnh có thể là bức ảnh phơi sáng lâu nhất từng được chụp. Tám năm trước, một sinh viên Đại học Hertfordshire đã tạo ra chiếc máy ảnh tự chế này và đặt nó trên kính thiên văn tại Đài quan sát Bayfordbury của trường, sau đó quên mất nó. Regina Valkenborgh, hiện là kỹ thuật viên nhiếp ảnh tại Đại học Barnet và Southgate, cho biết: “Tôi không có ý định chụp độ phơi sáng trong khoảng thời gian này và thật ngạc nhiên, nó vẫn tồn tại. Bức ảnh thu được cho thấy 2.953 vòng cung ánh sáng khi mặt trời mọc và lặn".

Rùa cổ đại nhiều tuổi nhất

ky luc kho hoc an tuong 2020 4

Rùa cổ đại sống cách đây 8 triệu năm, với chiếc mai có đường kính gần 2,4 m 

Trong bài báo được công bố ngày 12/2 trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học đã thông báo về một con rùa cổ đại sống cách đây 8 triệu năm, với chiếc mai có đường kính gần 2,4 m, có thể là sinh vật lớn nhất từng tồn tại. Sinh vật cổ đại thuộc về một loài hiện đã tuyệt chủng được gọi là Stupendemys geus, sống ở Nam Mỹ trong kỷ nguyên Miocen. Con vật nặng khoảng 1.145 kg, nặng gấp gần 100 lần so với họ hàng gần nhất còn sống của nó, rùa sông Amazon (Peltocephalus dumerilianus) và gấp đôi kích thước của loài rùa lớn nhất còn sống là rùa biển (Dermochelys coriacea).

Vật liệu lâu đời nhất trên Trái đất

ky luc kho hoc an tuong 2020 5

Bụi sao (stardust) được tìm thấy bên trong một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất cách đây nửa thế kỷ 

Bụi sao (stardust) được tìm thấy bên trong một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất cách đây nửa thế kỷ. Có niên đại 7 tỷ năm, nó hiện là vật liệu lâu đời nhất được tìm thấy trên hành tinh của chúng ta. Lớp bụi cổ này được tạo thành từ những hạt còn lâu đời hơn Mặt trời của chúng ta, sau đó đến Trái đất bằng cách đi nhờ trên thiên thạch Murchison, rơi xuống Australia vào năm 1969.

Âm thanh nhanh nhất

ky luc kho hoc an tuong 2020 6

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng âm thanh có thể di chuyển gần với giới hạn lý thuyết là 127.460 km/h 

Các nhà khoa học đã tìm ra tốc độ nhanh nhất có thể của âm thanh trong điều kiện thường, đó là 36 km/s. Âm thanh có thể truyền đi với các tốc độ khác nhau tùy thuộc vào chất liệu mà nó truyền qua, ví dụ, âm thanh truyền trong chất lỏng ấm nhanh hơn so với trong chất lỏng lạnh. Nó cũng có thể di chuyển với các tốc độ khác nhau trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. Các tính toán cho thấy rằng âm thanh truyền đi nhanh nhất trong các nguyên tử có khối lượng thấp nhất. Vì vậy, để tìm ra tốc độ tối đa mà âm thanh có thể truyền đi, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tính toán tốc độ âm thanh thông qua một nguyên tử rắn hydro. Hydro là nguyên tử có khối lượng thấp nhất nhưng không phải là chất rắn, trừ khi nó chịu áp suất cực lớn mạnh hơn bầu khí quyển của Trái đất một triệu lần. Trong điều kiện rất cụ thể này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng âm thanh có thể di chuyển gần với giới hạn lý thuyết là 127.460 km/h. Các phát hiện được công bố vào ngày 9/10 trên tạp chí Science Advances.

Tia sét dài nhất

ky luc kho hoc an tuong 2020 7

Tia sét lớn cắt ngang bầu trời Brazil đêm Halloween năm 2018, kéo dài 700 km. 

Hồi tháng 6, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố một tia sét lớn cắt ngang bầu trời Brazil đêm Halloween năm 2018, kéo dài 700 km từ bờ biển Đại Tây Dương đến rìa Argentina, là tia sét dài nhất từ trước đến nay. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ vệ tinh mới để xác nhận rằng tia sét này dài hơn gấp đôi so với kỷ lục trước đó, một tia chớp thắp sáng bầu trời Oklahoma vào năm 2007.

Ruột hóa thạch nhiều tuổi nhất

ky luc kho hoc an tuong 2020 8

Đoạn ruột hóa thạch ở hạt Nye, Nevada, có niên đại từ 550 triệu đến 539 triệu năm trước công nguyên. 

Các nhà khoa học tìm thấy đoạn ruột hóa thạch ở hạt Nye, Nevada, có niên đại từ 550 triệu đến 539 triệu năm trước công nguyên, là tàn tích lâu đời nhất của các đường tiêu hóa từng được tìm thấy. Các giả thuyết hàng đầu cho rằng những sinh vật này là loài cnidarian, tương tự như san hô ngày nay, hoặc là loài giun tròn như giun ống ngày nay. Theo các nhà khoa học, hình dạng đó có lẽ phù hợp hơn với giả thuyết về con giun. 

Theo chinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày