Đưa máy cấy xuất ngoại
Xưởng sản xuất máy cấy của anh Phạm Văn Lữ.
Dù chưa từng được đào tạo về cơ khí nhưng anh Lữ đã từng nghiên cứu, chế tạo thành công một số máy móc giúp việc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của gia đình đạt hiệu quả hơn. Anh Lữ và anh trai cùng có niềm đam mê với cơ khí, mong muốn chế tạo ra máy cấy nên đã cùng nghiên cứu, tự vẽ bản thiết kế máy cấy. Tuy nhiên, vẽ bản thiết kế đã khó, khi bắt tay vào thực hiện mới thấy khó hơn và rất tốn kém.
“Từ chọn vật liệu, đo đạc đến hàn ghép các chi tiết của máy cấy, tất cả đều phải được làm chuẩn chỉ thì máy mới hoạt động hiệu quả được” - anh Lữ chia sẻ.
Nhưng càng khó khăn càng thôi thúc các anh thực hiện bằng được mong muốn của mình. Sau nhiều lần thất bại, chiếc máy cấy không động cơ đầu tiên do hai anh sáng chế đã thành công, được đưa vào sử dụng ngay trên chính thửa ruộng của gia đình, được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế. Không dừng lại ở đó, hai anh tiếp tục nghiên cứu nâng cấp lên máy cấy động cơ để nâng cao tính năng sử dụng và hoạt động hiệu quả trên các xứ đồng. Anh Lữ cùng anh trai đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất 2 loại máy cấy do mình sáng chế, góp phần phát triển nông nghiệp tại địa phương.
Anh Lữ cho biết: Trên thị trường có nhiều máy cấy hiện đại nhưng không phù hợp với cánh đồng vốn dĩ không bằng phẳng của quê hương. Do vậy, hai anh em tôi đã nghiên cứu, sáng chế ra 2 loại máy cấy động cơ và không động cơ. Ưu điểm của 2 loại máy cấy này là cấy được trên mọi địa hình, cấy dày, cấy thưa đều được, không tốn nhiên liệu, lúa cấy thẳng hàng, khoảng cách giữa các gốc lúa đều nhau, máy nhẹ dễ vận chuyển...
Với nhiều ưu điểm vượt trội như vậy nên khi anh Lữ quảng bá trên mạng internet một số người đã tìm đến xem và đặt hàng. Tiếng lành đồn xa, người đến đặt mua máy cấy ngày càng đông. Ban đầu khách hàng chỉ là người trong huyện, trong tỉnh rồi nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, sau đó một số tổ chức, cá nhân từ Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia... cũng sang tận xưởng tìm hiểu và mua về cung cấp cho nông dân nước mình. Luôn giữ chữ tín và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, do vậy khách hàng nước ngoài lần đầu phải sang tận xưởng để xem và làm hợp đồng, những lần sau họ tin tưởng chỉ liên hệ đặt hàng qua điện thoại. Có công ty ở nước ngoài, anh Lữ chỉ cần gửi video, thông số kỹ thuật của máy cấy qua mạng internet, họ xem thấy phù hợp là đặt mua.
Anh Nguyễn Viết Kiều, xã Đông Hải (Quỳnh Phụ) cho biết: Qua mạng internet và một số bạn bè, tôi thấy máy cấy do anh Lữ sản xuất phù hợp với đồng đất địa phương và có nhiều ưu điểm vượt trội nên đến xem. Lao động làm nông nghiệp ngày càng thiếu, đưa cơ giới vào sản xuất là xu hướng tất yếu nhằm giảm chi phí và ngày công lao động, vì vậy tôi đã đặt mua của anh Lữ 1 máy về cấy cho gia đình và bà con trong xã.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, anh Lữ đã thành lập công ty và mở 2 xưởng chuyên sản xuất máy cấy, thuê 35 lao động địa phương vào làm với mức lương từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng. Hiện mỗi ngày Công ty sản xuất từ 7 - 10 máy cấy, một năm cung cấp ra thị trường khoảng 2.500 - 3.000 máy cấy, giá thành khoảng 12 triệu đồng/chiếc. 30% máy cấy được xuất khẩu, mỗi năm Công ty thu về hàng tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Quy, xã Lô Giang cho biết: Tôi làm cho công ty của anh Lữ đến nay đã 5 năm. Lúc mới vào chưa biết việc được anh Lữ hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn. Công việc ở đây ổn định, lương cao, vì thế đời sống gia đình tôi cũng được cải thiện, nâng lên.
Việc sản xuất thành công máy cấy của anh em anh Phạm Văn Lữ không chỉ giúp nông dân thoát cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, góp phần làm tăng năng suất lúa mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Thời gian tới, anh Lữ sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng máy cấy, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Lốc xoáy và giông bão gây thiệt hại lớn tại Mỹ, ít nhất 28 người thiệt mạng 20.05.2025 | 10:00 AM
- Các tác phẩm, tác giả đoạt giải A Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021-2025 20.05.2025 | 09:57 AM
- Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân 20.05.2025 | 10:00 AM
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Việt Nam tại Trung Quốc thành công tốt đẹp 20.05.2025 | 10:00 AM
- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện diện trong tâm trí người dân và kiều bào ở Bangladesh 20.05.2025 | 09:59 AM
- Tổng thống Nga tiết lộ nội dung điện đàm với người đồng cấp Mỹ 20.05.2025 | 09:59 AM
- Trường Sa - trường tồn giữa biển khơiKỳ 2: Gạc Ma - khúc tráng ca bất tử 20.05.2025 | 09:59 AM
- Thái Bình: 2 điển hình tiêu biểu được tôn vinh tại triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” 20.05.2025 | 10:24 AM
- Vang mãi lời ca dâng Bác nơi địa danh lịch sử Nakhon Phanom, Thái Lan 20.05.2025 | 08:57 AM
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Tinh gọn bộ máy, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới 20.05.2025 | 09:58 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội