Ôtô con nhập khẩu về Việt Nam giảm mạnh
Lần đầu tiên kể từ 2017, ôtô con nhập về Việt Nam sụt giảm về lượng, ở mức 26,2% trong 2020, tương ứng 75.576 xe.
Trong số ôtô các loại nhập khẩu về Việt Nam 2020, xe con là sản phẩm có lượng sụt giảm nhiều nhất. Theo Tổng cục Hải Quan, Việt Nam nhập tổng 105.201 ôtô nguyên chiếc các loại, trong đó ôtô con là 75.576 xe, giảm 26,2% so với cùng kỳ 2019. Ôtô tải đạt 42.420 xe, giảm 24,1%.
Sau 3 năm tăng liên tục kể từ 2017, lượng ôtô con nhập về Việt Nam sụt giảm. Dịch Covid-19 và nhiều hãng đưa xe bán chạy về lắp ráp là hai nguyên nhân chính lý giải cho lần hạ nhiệt này của ôtô nhập khẩu từ nước ngoài.
Tính chung các loại ôtô, Thái Lan và Indonesia là những thị trường xuất khẩu nhiều nhất sang Việt Nam, chiếm đến 83% tổng thị phần xe nhập. Những mẫu xe bán chạy hàng đầu thị trường như Honda CR-V, Mitsubishi Xpander, Ford Ranger đều nhập từ hai nước này. Tuy nhiên, từ nửa cuối 2020, Xpander bắt đầu lắp ráp bản AT số tự động, bản số sàn MT vẫn nhập. Honda sau đó cũng đưa CR-V về lắp ráp tại nhà máy ở Vĩnh Phúc.
Từ nửa cuối 2021, Ford sẽ đưa sản phẩm chủ lực chiếm hơn 50% doanh số của hãng, Ranger về lắp ráp trong nước. Các sản phẩm của thương hiệu mới MG (Morris Garages) hiện nhập khẩu Thái Lan nhưng sang nửa cuối 2021 sẽ bắt đầu được lắp ráp tại nhà máy của Tanchong ở Đà Nẵng, nơi từng lắp xe Nissan.
Các chuyên gia cho rằng, việc nhiều hãng chuyển dần ưu tiên sang định hướng lắp ráp, bằng chứng là những sản phẩm doanh số lớn (Xpander, CR-V, Ranger đều trên 10.000 xe/năm) duy trì một phần hoặc không còn nhập khẩu, khiến lượng xe nhập về Việt Nam khó tăng mạnh trong một, hai năm tới. Xe nhập vẫn sẽ về nước và có lớp khách hàng riêng nhưng chủ yếu là xe sang hoặc xe phổ thông với doanh số không lớn. Nhiệm vụ chiếm lĩnh thị phần gần như sẽ là cuộc đua của xe lắp ráp.
Ở mảng linh kiện, phụ tùng ôtô, các doanh nghiệp Việt Nam trong 2020 chi hơn 4 tỷ USD để nhập khẩu, giảm nhẹ 3,8% so với 2019. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc là những quốc gia đứng đầu về trị giá xuất khẩu mặt hàng này.
Ngành công nghiệp phụ trợ vừa thiếu, vừa yếu của Việt Nam khiến các doanh nghiệp trong nước gần như chủ yếu nhập linh, phụ tùng về sản xuất. Bên cạnh đó, gọi sản xuất xe nhưng thực tế là lắp ráp bởi mức nội địa hóa linh kiện còn thấp. 4 tỷ USD tương đương khoảng hơn 92.000 tỷ VNĐ, con số cho thấy tiềm năng của ngành phụ trợ trong nước còn lớn nhưng chưa được khai phá.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Công ty Việt làm trạm 5G 'mở', bán ra quốc tế từ năm sau 14.11.2024 | 11:27 AM
- Nhật xây đường băng chuyền nối Tokyo và Osaka 14.11.2024 | 11:28 AM
- TP HCM sẽ thử nghiệm phương tiện bay không người lái 100 km/h 14.11.2024 | 11:28 AM
- Lịch thi đấu vòng 8 V.League 2024 hôm nay, 14/11: Tâm điểm CLB Hà Nội vs B.Bình Dương 14.11.2024 | 11:28 AM
- Hội nghị COP29: EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane 14.11.2024 | 11:29 AM
- Phát triển Trung tâm chăm sóc người cao tuổi: Nhu cầu tất yếu 14.11.2024 | 11:29 AM
- Khẳng định “thương hiệu” giáo dục mũi nhọn 14.11.2024 | 11:30 AM
- Vũ Thư: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân 14.11.2024 | 11:31 AM
- Nam Hồng: Hộ dân xây dựng công trình lấn chiếm đất trạm biến áp 14.11.2024 | 11:36 AM
- Phụ nữ xã An ẤP: Thi đua phát triển kinh tế 14.11.2024 | 11:33 AM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn