VEPR đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế
Bên trong nhà máy sản xuất thép. Ảnh: Phương Đông.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Trong đó, VEPR nghiêng về kịch bản cơ sở - bệnh dịch không lan rộng trong phần lớn thời gian của năm và kinh tế nội địa tiếp tục hoạt động bình thường với sự dần trở lại trạng thái bình thường của kinh tế toàn cầu.
Bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới có thể tái xuất hiện cục bộ trên quy mô nhỏ ở một số quốc gia. Theo đó, mức độ tác động của Covid–19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ không nghiêm trọng hơn so với năm 2020. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,6-5,8%.
Kịch bản thứ hai là kịch bản bất lợi, bệnh dịch trong nước bùng phát với biến thể mới của Covid-19 trong năm 2020 khiến hoạt động kinh tế bị gián đoạn. Đồng thời, dịch bệnh ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới không cải thiện nhiều do hiệu quả của vaccine tới người dân chưa đạt quy mô lớn. Theo kịch bản này, tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 1,8-2%.
Ngoài ra, báo cáo VEPR còn nhận định GDP Việt Nam năm 2020 chỉ tăng 2,91% trong khi tăng trưởng cung tiền ở mức 12,6% là một dấu hiệu đáng lo ngại. Cơ quan này đề cập đến ba khả năng.
Một phần tăng trưởng tín dụng nhờ vào cơ cấu gia hạn hay đảo nợ đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được đúng hạn. Thứ hai, một lượng tiền lớn đã được hấp thụ bởi trái phiếu chính phủ (trong năm 2020, Kho bạc nhà nước đã phát hành một lượng trái phiếu với trị giá khoảng 219.000 tỷ và chủ yếu được mua bởi các tổ chức tín dụng). Thứ ba, dòng tín dụng không đi trực tiếp vào nền sản xuất mà chủ yếu chảy vào các kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu và giao dịch tài sản như chứng khoán, bất động sản.
Mặc dù giá cả tiêu dùng khá ổn định nhưng bong bóng giá tài sản (bên cạnh nợ xấu) là một rủi ro đáng quan ngại khi chính sách tiền tệ được nới lỏng, VEPR cảnh báo. Khu vực sản xuất không phải là đối tượng chính được hưởng nhiều lợi ích từ chính sách tiền tệ mở rộng.
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần hạ các công cụ lãi suất điều hành. Tuy nhiên, không gian chính sách không còn rộng rãi như vậy trong năm 2021. Do đó, VEPR đánh giá chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội sẽ gặp nhiều hạn chế hơn.
Do nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước khác trên thế giới, ví dụ như nới lỏng tiền tệ quy mô lớn.
Thêm vào đó, việc phòng chống dịch Covid-19 và trợ cấp an sinh xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang tạo áp lực lớn lên cán cân ngân sách. Ưu tiên hàng đầu lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp phải dừng hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp còn hoạt động.
Do vậy, VEPR cho rằng chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể. Bên cạnh đó, cần lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nền tảng đào tạo an ninh mạng miễn phí cho người dân 12.04.2025 | 14:08 PM
- La Nina kết thúc 12.04.2025 | 11:05 AM
- Tàu du lịch đầu tiên trên thế giới chạy bằng hydro 12.04.2025 | 14:08 PM
- Thủ đô Hàn Quốc tụt hạng trong bảng xếp hạng thành phố giàu có toàn cầu 12.04.2025 | 11:05 AM
- Nguyễn Trần Duy Nhất hạ “quyền vương” Thái Lan, giành HCV chấn động 12.04.2025 | 11:05 AM
- Onana gây tranh cãi khi bôi một thứ vào găng tay 12.04.2025 | 11:03 AM
- Thắt chặt tình hữu nghị Việt-Lào trên đất Pháp nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay 12.04.2025 | 10:02 AM
- Thách thức của nước Đức 12.04.2025 | 10:03 AM
- Đại sứ Nguyễn Minh Tâm thăm Việt kiều Lào có nhiều đóng góp cho cách mạng hai nước 12.04.2025 | 10:04 AM
- Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Trung Bộ mưa dông mạnh 12.04.2025 | 09:05 AM
Xem tin theo ngày
-
Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp
- UBND tỉnh: Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ Pháp tại Việt Nam
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thái Bình quyết tâm hoàn thành xây dựng, sửa chữa 100% công trình nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trước ngày 20/6
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan