10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn
Sóng thần ập vào thành phố Miyako City. Ảnh: Reuters
Thiên tai đồng thời đã tạo ra thảm họa rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukushima, thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản hiện đại.
Gần 18.500 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, những thành phố sầm uất, trù phú chỉ còn hoang tàn, đổ nát. Nhưng sau những gì đã xảy ra thì cuộc sống ở đây giờ đang dần dần phục hồi và phát triển.
Anh Yuto Naganuma - sinh viên Ngành quản lý rủi ro thiên tai nhớ lại: "Khi ấy, trên đường đến đây, tôi nhìn thấy tất cả gia súc bị chết và cuốn trôi do sóng thần. Khi đến nơi, bố mẹ nói với tôi rằng, em tôi đã chết. Đó là khoảng 5,6 ngày sau khi sóng thần ập vào".
Thành phố Rikuzentakata thuộc tỉnh Iwate bị nhấn chìm trong nước ngày 11/3/2011. Ảnh: KYODO
Em trai của Naganuma là một trong số 74 học sinh và 10 giáo viên nhà trường thiệt mạng trong thảm họa năm 2011. Naganuma vẫn trách mình về những mất mát này, khi các em đã không được sơ tán đến vùng đất cao hơn. "Có một nơi mà bọn trẻ của trường học có thể sơ tán nhưng các em đã không thể làm điều đó và đã chết. Vì thế tôi muốn ngôi trường này trở thành bài học cho những sai lầm của chúng ta".
Naganuma theo đuổi các nghiên cứu về quản lý rủi ro thiên tai, tổ chức các chuyến tham quan trường học và thuyết trình về khả năng ứng phó. Anh cho rằng, Nhật Bản hay cũng như những nơi khác trên thế giới, tất cả đều sống trong thời gian giữa các thảm họa. Theo anh, cách chúng ta sử dụng thời gian này sẽ làm thay đổi đáng kể xác suất sống sót khi chúng ta đối mặt với thảm họa tiếp theo.
Máy bay và ô tô tại sân bay Sendai bị cuốn trôi. Ảnh: Kyodo
10 năm qua, Naganuma, Ganbe và những người giống như họ đã tạo thành một thế hệ được định hình trong thảm họa kép. Một trận động đất lớn gây sóng thần kinh hoàng và sự cố rò rỉ hạt nhân Fukushima tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản hiện đại.
Những đứa trẻ đó mất gia đình, nhà cửa, trường học và cả cộng đồng… Sau những trải nghiệm khó khăn và đau thương, một số người mãi mãi im lặng hoặc dằn vặt, nhưng cũng có nhiều người cố gắng làm việc để chia sẻ và nâng cao nhận thức về thảm họa như bức tường chắn sóng thần ngăn những nỗi đau không lặp lại.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Liên tiếp 3 ca thủng nội tạng do xương cá, bác sĩ cảnh báo nguy cơ tử vong 22.05.2025 | 20:57 PM
- Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương 22.05.2025 | 20:57 PM
- Thông cáo đặc biệt: Tổ chức Lễ tang Đồng chí Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang 22.05.2025 | 20:57 PM
- Phát động Giải thưởng ‘Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2025’ 22.05.2025 | 20:58 PM
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 22.05.2025 | 17:53 PM
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình 22.05.2025 | 17:54 PM
- Khát vọng vươn lên của thanh niên Thái Bình 22.05.2025 | 16:58 PM
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về các luật, nghị quyết 22.05.2025 | 16:48 PM
- Việt Nam thuộc 16 quốc gia sở hữu đa dạng sinh học cao nhất thế giới 22.05.2025 | 16:50 PM
- Đối tác quan trọng và đáng tin cậy: Việt Nam trong chiến lược khu vực của Australia 22.05.2025 | 16:49 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị