Gia tăng tình trạng bạo hành trẻ em
(Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn cao điểm bùng phát dịch từ tháng 2 - 9/2020, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 của Cục trẻ em đã tiếp nhận gần 550.000 cuộc gọi. Trong đó, một nửa là các cuộc gọi liên quan đến bạo lực trẻ em và gần 1/4 liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em.
Khảo sát nhanh thực hiện bởi Đại học Y Hà Nội cho kết quả: cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ chịu bạo lực trong thời gian dịch COVID-19. Bạo lực tinh thần là phổ biến nhất với tỷ lệ 66,9%, bạo lực thể chất chiếm 39,1% và xâm hại tình dục là 10%.
Trong khi đó, sự hỗ trợ đối với phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em
Về xử phạt hành chính, Nghị định số 144/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 91/2011/NĐ-CP với mức xử phạt cao nhất đối với hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi trẻ em, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi từ 5 triệu tăng lên thành 10 triệu đồng. Đối với hành vi tổ chức, bắt trẻ đi xin ăn thì mức xử phạt cao nhất từ 10 triệu tăng lên thành 15 triệu đồng.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thay thế cho bộ luật hình sự 1999 đã quy định rõ trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt cao nhất cho tội ngược đãi và hành hạ người dưới 16 tuổi cũng tăng lên đến 3 năm tù giam. Trong trường hợp nghiêm trọng gây chết người có thể bị phạt tù chung thân.
Tiến trình xây dựng nền tư pháp thân thiện đối với trẻ em cũng được khởi động với việc thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên và ra đời nghị định 06 của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật hình sự và xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, tạo ra sự thay đổi về tư pháp phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục.
Ngoài các vụ bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần cũng nghiêm trọng không kém, nhưng lại khó phát hiện, khó định tội và khó xử lý hơn, Đây được coi là tảng băng chìm trong cuộc chiến chống lại nạn bạo lực với trẻ em. Đáng tiếc là lại đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính các gia đình, các lớp học, bởi những người thân thiết nhất với các em.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Nỗ lực vượt qua mọi cú sốc, khó khăn, thách thức, bảo đảm tăng trưởng như mục tiêu đề ra 06.04.2025 | 12:56 PM
- Kịp thời thông tin chính thống, không để "lộng giả thành chân" 06.04.2025 | 13:00 PM
- Thủ tướng Tây Ban Nha sẽ thăm chính thức Việt Nam 06.04.2025 | 09:26 AM
- Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới 06.04.2025 | 09:23 AM
- Bộ Y tế yêu cầu gấp rút hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025 06.04.2025 | 09:23 AM
- Dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh sởi 06.04.2025 | 09:26 AM
- Công tác kiểm tra, giám sát: Chủ động phòng ngừa, lấy xây là chính 06.04.2025 | 09:25 AM
- Nhiều hoạt động Giỗ Tổ sôi động trở lại 06.04.2025 | 09:26 AM
- Đặc sắc những trình thức diễn xướng dân gian và tục đua tài thi khéo 06.04.2025 | 12:58 PM
- Thời tiết ngày 6/4: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng 06.04.2025 | 09:22 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia