EU đề ra kế hoạch tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Trong tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp trực tuyến, Ngoại trưởng các nước thành viên nêu rõ, EU đã cân nhắc "nên củng cố trọng tâm chiến lược, sự hiện diện và các hành động ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương... trên cơ sở phát huy dân chủ, pháp quyền, nhân quyền và luật pháp quốc tế". Các nhà ngoại giao khẳng định kế hoạch này không nhằm "chống Trung Quốc".
Tuyên bố cũng cho biết, các Ngoại trưởng đã nhất trí sẽ nỗ lực hợp tác với "những đối tác cùng chung chí hướng" nhằm duy trì các quyền cơ bản trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Kế hoạch này có thể đồng nghĩa với việc EU sẽ tăng cường hoạt động ngoại giao trong các vấn đề liên quan tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, triển khai nhiều nhân sự hơn và đẩy mạnh đầu tư vào khu vực, cũng như có thể tăng cường sự hiện diện an ninh lớn hơn.
Tuyên bố nêu rõ: "EU sẽ phát triển hơn nữa các mối quan hệ đối tác và củng cố sự đồng lòng với các đối tác chung chí hướng và các tổ chức liên quan trong vấn đề an ninh và quốc phòng. Điều này sẽ bao gồm việc ứng phó với những thách thức đối với an ninh quốc tế, trong đó có cả an ninh hàng hải".
Dự kiến, EU sẽ công bố chiến lược chi tiết hơn vào tháng 9 tới.
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, khiến không chỉ Mỹ mà ngay cả EU cũng cần đưa ra cách tiếp cận mới cho mình. Nhiều nước lớn trong EU đã thể hiện sự quan tâm tới khu vực này khi Pháp, Đức và Hà Lan là những nước tiên phong trong nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Không chỉ có các nước trong EU, ngày 16-3 vừa qua, Anh, quốc gia đã rời EU, cũng công bố những thay đổi chiến lược quan trọng, trong đó tuyên bố "xoay trục" về "trung tâm địa chính trị" mới của thế giới là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thể hiện sự quan tâm ngày một lớn tới khu vực này. Sách lược mới, dựa trên các đánh giá lớn nhất về chính sách quốc phòng và đối ngoại của London trong 30 năm qua, thể hiện quan điểm của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và hợp tác, tự do thương mại.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan 07.04.2025 | 19:13 PM
- 215 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 07.04.2025 | 16:35 PM
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- 25 năm Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện” (7/4/2000 - 7/4/2025): Triệu trái tim chung dòng máu Việt 07.04.2025 | 16:23 PM
- Việt Nam luôn nỗ lực trong bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em vì mục tiêu phát triển bền vững 07.04.2025 | 16:32 PM
- Ông D. Trump coi tăng thuế như “chữa bệnh”, bất chấp làn sóng bán tháo chứng khoán 07.04.2025 | 16:23 PM
- Ngày Sức khỏe thế giới 7/4/2025 07.04.2025 | 16:31 PM
- Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện 07.04.2025 | 16:22 PM
- Thành tích phòng vé gây choáng váng của bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử 07.04.2025 | 16:24 PM
- “Chân đi, tay làm và đầu luôn tìm tòi, học hỏi” 07.04.2025 | 16:24 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan
- Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson
- Lễ hội Tiên La: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên
- Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ