G7 họp trực tiếp sau 2 năm gián đoạn, thảo luận các vấn đề liên quan Trung Quốc
G7 họp trực tiếp sau 2 năm gián đọạn, bàn cách xây dựng mặt trận đối phó Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Hôm 4/5, trong các cuộc họp trực tiếp lần đầu sau 2 năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, ngoại trưởng Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã thảo luận về cách hình thành một mặt trận chung nhằm đối phó với Trung Quốc - quốc gia ngày càng quyết đoán.
"Mục đích của chúng tôi là cố gắng kiềm chế hoặc kìm hãm Trung Quốc. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là duy trì trật tự dựa trên luật lệ quốc tế mà các quốc gia đã đầu tư rất nhiều trong nhiều thập kỷ vì lợi ích không chỉ công dân Mỹ mà còn của mọi người trên toàn thế giới”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết.
AFP dẫn nguồn tin quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, sau phiên họp hôm 4/5, sự đồng thuận giữa các nước G7 trong các vấn đề về Trung Quốc hay các vấn đề khác đưa ra bàn thảo là rất cao. Trong phiên thảo luận nay, ngoại trưởng các nước G7 đồng loạt lên tiếng cảnh báo về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, cũng như chính sách kinh tế "ép buộc" của Bắc Kinh đối với các quốc gia khác.
Cũng theo quan chức Mỹ, phiên họp của ngoại trưởng các nước G7 dường như không tập trung vào việc phối hợp hành động mà lại hướng trọng tâm vào việc thiết lập mặt trận chung của các nước "cùng chí hướng" nhằm đối phó với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nhấn mạnh đến việc đảm bảo "Bắc Kinh tuân theo các cam kết mà họ đã đưa ra", trong đó có cả vấn đề Hong Kong. Ông Raab kêu gọi "tìm kiếm cách thức làm việc với Trung Quốc hợp lý và tích cực nếu có thể" như vấn đề biến đổi khí hậu.
Hôm 3/5, ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển G7 bắt đầu phiên họp trực tiếp diễn ra trong 3 ngày tại thủ đô London, Anh nhằm chuẩn bị nghị trình cho Thượng đỉnh G7 vào tháng 6/2021.
Ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Joe Biden về một liên minh dân chủ sâu sắc hơn, ngoài các thành viên gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Anh, nước chủ nhà Anh đã mời các ngoại trưởng từ Australia, Ấn Độ, Nam Phi và Hàn Quốc tham dự.
Ngoài chủ đề Trung Quốc, chương trình nghị sự của các ngoại trưởng G7 tập trung vào việc phân phối vaccine, hồi phục kinh tế, biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
- Khát vọng vươn lên của thanh niên Thái Bình 21.05.2025 | 08:58 AM
- Gỡ nút thắt cho xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc 21.05.2025 | 09:00 AM
- Thủ tướng chỉ đạo triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp 21.05.2025 | 08:56 AM
- Tọa đàm 'Bác Hồ, dân tộc và kỷ nguyên vươn mình' tại Canada 21.05.2025 | 08:57 AM
- Đại sứ Việt Nam tại Italia thăm và tặng sách về Bác Hồ tại thành phố Masciano 21.05.2025 | 08:57 AM
- Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch 21.05.2025 | 08:57 AM
- Khánh thành bia lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Chrastava của Cộng hòa Séc 21.05.2025 | 08:58 AM
- Lịch thi lớp 10 của 63 tỉnh, thành 21.05.2025 | 08:58 AM
- Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5% 21.05.2025 | 08:58 AM
- Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình 21.05.2025 | 09:00 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả