Công nghiệp Thái Thụy duy trì đà tăng trưởng
Nhà máy may xuất khẩu Đại Dương (Thụy Hải) tạo việc làm cho 1.000 lao động.
Toàn huyện Thái Thụy hiện có hơn 300 doanh nghiệp, 24 làng nghề sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 13.000 lao động. 9 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện duy trì mức tăng trưởng khá trong sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền hiện đại, mở rộng mặt bằng sản xuất. Bên cạnh đó, một số dự án công nghiệp lớn được triển khai đã đem lại diện mạo mới cho nền kinh tế của huyện, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.
Điểm nhấn trong tăng trưởng công nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 của Thái Thụy là sản xuất, chế biến thủy sản - lĩnh vực huyện có nhiều thế mạnh. Toàn huyện có gần 150 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và 4 làng nghề truyền thống chế biến thủy sản đang phát triển tốt, tập trung ở các địa phương ven biển, thu hút khoảng 2.000 lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến thủy sản đã giải quyết đầu ra cho ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản, từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nổi bật là Công ty TNHH Chế biến thủy sản Thụy Hải (cụm công nghiệp Thụy Tân) với hệ thống dây chuyền hiện đại, công suất chế biến đạt 400 tấn cá nguyên liệu/ngày. Tổng sản lượng chế biến cá nguyên liệu của Công ty 9 tháng đầu năm 2017 đạt 16.000 tấn, doanh thu đạt hơn 120 tỷ đồng, xuất khẩu hơn 2.000 tấn bột cá sang Trung Quốc. Dự kiến hết năm 2017 tổng sản lượng chế biến cá nguyên liệu của Công ty đạt 25.000 tấn. Nhờ duy trì sản xuất ổn định nên sản lượng thu mua cá nguyên liệu của Công ty hàng năm từ 60 - 70% lượng cá tạp đánh bắt của ngư dân trong tỉnh và các tỉnh ven biển miền Bắc, miền Trung với giá ổn định, giúp bà con yên tâm bám biển.
9 tháng đầu năm 2017, sản lượng bột cá của Công ty TNHH Chế biến thủy sản Thụy Hải (cụm công nghiệp Thụy Tân) đạt 16.000 tấn.
Bên cạnh sản xuất, chế biến thủy sản, lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, giầy da trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá trong 9 tháng đầu năm, đạt hơn 9%. Toàn huyện có 27 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giầy da, tiêu biểu như nhà máy may xuất khẩu Đại Dương (Thụy Hải) tạo việc làm cho 1.000 lao động, Công ty TNHH Quốc tế SH (cụm công nghiệp Thụy Sơn), tạo việc làm cho 700 lao động. Đây cũng là lĩnh vực đang giải quyết nhiều việc làm cho người lao động trong huyện với gần 4.000 lao động, thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu là sản xuất gạch tuynel vẫn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động, mức tăng trưởng đạt hơn 5% trong 9 tháng đầu năm.
Ngoài ra, 2 dự án trọng điểm trên địa bàn huyện gồm Trung tâm điện lực Thái Bình, Nhà máy sản xuất Amon Nitrat đang tạo bước đột phá cho phát triển công nghiệp của huyện nói riêng, của tỉnh nói chung. Trong đó, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình là một trong hai nhà máy thuộc Trung tâm điện lực Thái Bình, được khởi công ngày 22/2/2014 đang vận hành thử nghiệm một số thiết bị và sẽ đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 vào tháng 10/2017 và tổ máy số 2 vào tháng 4/2018. Sau khi đi vào vận hành thương mại, hàng năm Nhà máy sẽ cung cấp 3,276 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia, đóng góp cho ngân sách tỉnh 600 tỷ đồng/năm. Nhà máy sản xuất Amon Nitrat đi vào hoạt động từ năm 2014 đưa giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng cao (năm 2016 đạt 1.000 tỷ đồng).
Theo ông Đỗ Phúc Hậu, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện: Thời gian tới, Thái Thụy tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Trong đó, tập trung giải quyết các vấn đề liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các dự án trọng điểm như Trung tâm điện lực Thái Bình. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ. Qua đó góp phần đưa ngành công nghiệp của huyện duy trì tốc độ phát triển ổn định.
Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Dự án "Yêu lắm Việt Nam": Mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách 17.04.2025 | 18:18 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội 17.04.2025 | 18:10 PM
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed 17.04.2025 | 18:08 PM
- Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone 17.04.2025 | 18:08 PM
- Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ 17.04.2025 | 17:41 PM
- Cùng hòa chung điệu múa lăm vông tại “Xứ sở Bạch Dương” 17.04.2025 | 17:43 PM
- U23 Việt Nam hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi vô địch Đông Nam Á 2025 17.04.2025 | 17:42 PM
- Cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ thi công tuyến đường tỉnh 454 tại xã Vũ Hội 17.04.2025 | 17:06 PM
- Giữ nguyên lương, phụ cấp cho cán bộ bị ảnh hưởng của sắp xếp đơn vị hành chính trong 6 tháng 17.04.2025 | 16:19 PM
- 360 học viên tham gia tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa 17.04.2025 | 16:19 PM
Xem tin theo ngày
-
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII