Những phụ nữ “giữ lửa” nghề truyền thống
Cơ sở chế biến nước mắm của gia đình chị Bùi Thị Tuyết.
Doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Tây An (xã Tây An) là một trong những doanh nghiệp tư nhân đã thành công mang sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề của huyện Tiền Hải có mặt tại khắp các thị trường trong và ngoài nước và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định. Để sản phẩm làng nghề truyền thống có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, khách hàng tin dùng đó là thành công lớn đối với chủ doanh nghiệp - bà Phạm Thị Ngắn, người đã luôn tâm huyết với nghề truyền thống của địa phương.
Bà Ngắn cho biết: Khi mới thành lập doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp ở địa phương gặp không ít khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Đặc biệt, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ khi mới khởi nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc xây dựng uy tín trước đối tác. Mặc dù có những ý tưởng kinh doanh tốt nhưng do tuổi đời và kinh nghiệm chưa nhiều, khả năng tìm đối tác còn hạn chế do vậy rất khó mở rộng thị trường. Tuy nhiên, nhiều năm qua doanh nghiệp chúng tôi đã có những bước đi vững chắc, xây dựng giải pháp kinh doanh với phương châm lấy chất lượng, uy tín làm đầu và giá thành hợp lý nên sản phẩm như mũ, làn, móc hộp… được khách hàng ưa chuộng. Hiện nay sản phẩm của doanh nghiệp đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật và các nước châu Âu, doanh thu năm 2016 đạt khoảng 40 tỷ đồng.
Để duy trì, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hàng năm, doanh nghiệp Tây An đã đầu tư từ 500 - 700 triệu đồng mở các lớp đào tạo nghề, thay đổi mẫu mã góp phần đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ của huyện Tiền Hải có được uy tín, chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động nữ địa phương. Ngoài ra, doanh nghiệp thường xuyên liên kết với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh mở lớp dạy nghề móc hộp, đan mũ cói và nghề mây tre đan… cho hội viên ở các xã, thị trấn. Sau các khóa dạy nghề, những lao động có tay nghề cao, muốn phát triển nghề thủ công sẽ được doanh nghiệp tạo điều kiện mở tổ hợp để phát triển sản xuất.
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Tây An.
Dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn, vui vẻ nói cười, hòa đồng với mọi người, đó là ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc với chị Bùi Thị Tuyết - chủ cơ sở nước mắm Đoán Tuyết ở xã Nam Hải.
Muốn đưa nước mắm Nam Hải đến với bữa cơm hàng ngày của gia đình người Việt - đó là lời chia sẻ tâm huyết của chị Tuyết khi muốn xây dựng thương hiệu nước mắm của xã Nam Hải vươn xa trên khắp các tỉnh, thành.
Dù già hay trẻ, những người phụ nữ như chị Tuyết đều là những người luôn mang trong mình lòng yêu nghề và cùng chung hy vọng giữ lại nét đặc sắc và phát triển cho làng nghề truyền thống của địa phương. Nghề làm nước mắm ở Nam Hải có từ rất lâu, được sản xuất theo phương thức cổ truyền, có bản sắc riêng không lẫn đi đâu được.
Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, gia đình chị Tuyết là một trong số ít cơ sở giữ vững nghề truyền thống và phát triển mở rộng sản xuất. Cơ sở sản xuất nước mắm của chị Tuyết một năm cung cấp cho thị trường trên 40.000 lít nước mắm. Giá nước mắm dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/lít, luôn được khách hàng tin dùng.
Về thôn Hướng Tân (xã Nam Hà), đến thăm tổ hợp sản xuất nón lá của gia đình chị Trịnh Thị Mến, chúng tôi chứng kiến chị em quây quần bên nhau khâu nón. Với đôi bàn tay khéo léo thoăn thoắt trong từng đường kim mũi chỉ để hoàn thiện những chiếc nón lá đã đi vào ca dao, tục ngữ của người Việt.
Chị Mến chia sẻ: Nghề làm nón lá ở Nam Hà có từ rất lâu, được các cụ truyền lại cho con gái từ đời này qua đời khác. Để làm ra được chiếc nón, phải trải qua khá nhiều công đoạn như xở lá, là lá, vào vành, lên nón, vào mo, lợp lá ngoài, xổ nhôi… Tất cả các công đoạn đều được bàn tay của các chị em phụ nữ làm cẩn thận không bỏ qua bước nào. Tổ hợp của gia đình chị Mến tạo việc làm cho hơn 30 lao động với thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng. Trung bình mỗi tháng bán ra thị trường 300 chiếc nón, giá mỗi chiếc từ 45.000 - 50.000 đồng.
Tổ hợp của chị Mến tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động phổ thông ở địa phương lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương.
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Dự án "Yêu lắm Việt Nam": Mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách 17.04.2025 | 18:18 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội 17.04.2025 | 18:10 PM
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed 17.04.2025 | 18:08 PM
- Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone 17.04.2025 | 18:08 PM
- Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ 17.04.2025 | 17:41 PM
- Cùng hòa chung điệu múa lăm vông tại “Xứ sở Bạch Dương” 17.04.2025 | 17:43 PM
- U23 Việt Nam hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi vô địch Đông Nam Á 2025 17.04.2025 | 17:42 PM
- Cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ thi công tuyến đường tỉnh 454 tại xã Vũ Hội 17.04.2025 | 17:06 PM
- Giữ nguyên lương, phụ cấp cho cán bộ bị ảnh hưởng của sắp xếp đơn vị hành chính trong 6 tháng 17.04.2025 | 16:19 PM
- 360 học viên tham gia tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa 17.04.2025 | 16:19 PM
Xem tin theo ngày
-
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII