Nhớ mái trường tuổi 60
Cô và trò Trường THPT Lê Quý Đôn tham quan phòng truyền thống.
Từ nơi đây ra đi nhiều thầy giáo trở thành cán bộ chủ chốt các trường THPT, cơ quan quản lý giáo dục, chuyên viên giáo dục tài năng trong và ngoài tỉnh như các thầy giáo Hoàng Hữu Thành, Lê Cừ, Phạm Ngọc Đang, Bùi Tấn, Phí Văn Huề, Nguyễn Văn Phang, Nguyễn Thế Vân, Nguyễn Gia Cốc, Dương Tất Tốn. Nhiều người được Nhà nước vinh danh nhà giáo ưu tú như các thầy giáo Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Thuyên, Nguyễn Mạnh Ngọc, Nguyễn Văn Ngọc...
Còn các thế hệ học sinh rời trường đi khắp muôn phương tiến thân lập nghiệp đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số được giao trọng trách chủ chốt trong các cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang như: nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Quốc hội Nguyễn Đức Khiển; Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đặng Trọng Thăng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Đỗ Năng Tĩnh... Một số trở thành nhà khoa học như Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú; Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Vũ Thị Lan...
Đặc biệt, trong sự nghiệp chống xâm lược, các thầy, trò ra đi cứu nước có một số là liệt sĩ. Hiện nay, tại phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà bác học Lê Quý Đôn có bàn thờ riêng các thầy cô công tác ở Trường từ khi thành lập đến nay đã qua đời cùng học sinh các thế hệ được công nhận là liệt sĩ do Hội Cựu giáo chức cùng cựu học sinh góp công tạo dựng, coi như món quà tâm linh thể hiện nghĩa cử tri ân người đã khuất.
Nhân dịp Trường vào tuổi 60, chiêm ngưỡng không gian hoành tráng của ngôi trường đang phấn đấu hiện đại hóa cơ sở vật chất và xây dựng nền nếp dạy học mới mang phong cách Lê Quý Đôn, thầy, trò cũng không thể quên được mái trường xa xưa ấy. Đó là mái nhà cấp bốn xen lẫn nhà tầng thấp bé và sân trường lầy lội sau mỗi trận mưa. Đặc biệt là những ngày ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trường bị bom cày xới. Ở nơi sơ tán, lớp chia nhỏ, thầy, trò cùng ôn thi tốt nghiệp bên cạnh hầm kèo chữ A hoặc trong lớp học nửa chìm nửa nổi. Ngay khi ở trường cũ các buổi tối ôn thi tập trung học sinh dùng đèn dầu hỏa mỗi người một cái thắp sáng học bài và khi cần thì đồng loạt tắt luôn để bảo đảm an toàn. Trong những ngày tháng khó quên ấy, theo tiếng gọi của Tổ quốc, tất cả cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lệnh nhập ngũ tiếp nối nhau về trường, các lớp vắng dần học sinh nam. Không chỉ trò mà các thầy cũng lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Những buổi tiễn đưa các thầy Võ Khắc Đôn, Nguyễn Hữu Tỵ, Nguyễn Bá Côn cùng học sinh về đơn vị nặng tình đồng nghiệp, nghĩa thầy trò xao xuyến, bồi hồi.
Cũng ở nơi đây, sau hơn 30 năm xây dựng mà thầy hiệu trưởng chưa có phòng làm việc riêng vì cần nhường chỗ cho lớp học. Chỉ có một nơi vừa là phòng truyền thống vừa là phòng khách, phòng họp lãnh đạo và điểm trực của cán bộ quản lý. Làm việc từ 6 giờ 30 phút sáng đến 6 giờ chiều người trực nghỉ trưa trên ghế băng nan vì trường học hai ca trong ngày. Đúng là “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn với ngày hội sách. Ảnh: Trịnh Cường
Tính đến mốc tuổi 50, Trường vinh dự được tặng 4 Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập. Những phần thưởng cao quý ấy chứng minh rằng suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển Trường đã xứng với danh hiệu đơn vị xuất sắc và nhiều năm là lá cờ đầu của phong trào giáo dục THPT Thái Bình, sánh cùng các đơn vị điển hình tiên tiến tỉnh bạn như Lê Hồng Phong (Nam Định), Lam Sơn (Thanh Hóa), Hùng Vương (Phú Thọ)...
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trong giờ học. Ảnh: Trịnh Cường
Với tôi, kể từ khi mới về Trường làm giáo viên đứng lớp rồi sau đó làm cán bộ quản lý đã trụ ở nơi đây liên tục hơn một phần tư thế kỷ. Ngay cả khi phong trào ở đỉnh cao, cán bộ quản lý chúng tôi đều ý thức rằng trong xu thế phát triển chung sự chuyển đổi vị trí cao nhất từ đơn vị này sang đơn vị khác là chuyện bình thường, nhưng điều khẳng định là không thể để đơn vị mình rớt khỏi tốp đầu của cuộc đua. Từ khi kế nhiệm thầy hiệu trưởng Vũ Huy Hồi đến khi bàn giao nhiệm vụ cho thầy hiệu trưởng Nguyễn Đình Ruật để về hưu, tôi đã làm được điều đó. Rất mong nhà trường phấn đấu giữ lấy và phát huy truyền thống tốt đẹp này. Đó là tâm nguyện của đông đảo cựu giáo chức và cựu học sinh đối với mái trường THPT Lê Quý Đôn yêu thương.
Nhà giáo ưu tú Đào Vĩnh
(Nguyên Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường)
Tin cùng chuyên mục
- Toàn tỉnh có 2.111 hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được hỗ trợ về nhà ở 19.05.2025 | 17:46 PM
- Phường Trần Lãm: 47 đảng viên được trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng 19.05.2025 | 17:43 PM
- Tập thể lãnh đạo, nhân viên Hải quan Thái Bình dâng hương, báo công dâng Bác 19.05.2025 | 17:47 PM
- Thái Thụy: 351 đảng viên được trao tặng Huy hiệu Đảng 19.05.2025 | 17:45 PM
- Tiền Hải: Dâng hương tại khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh 19.05.2025 | 17:44 PM
- Đảng bộ Trường THPT Nguyễn Trãi: Kết nạp Đảng cho học sinh ưu tú 19.05.2025 | 17:45 PM
- Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng 19.05.2025 | 17:45 PM
- Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025 19.05.2025 | 17:46 PM
- Báo chí Mexico đồng loạt đưa tin kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-Mexico 19.05.2025 | 16:53 PM
- Khai mạc hoạt động “Theo dấu chân Bác Hồ” tại Trung Quốc 19.05.2025 | 16:53 PM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội