Các triệu chứng báo hiệu diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng
Ảnh minh họa.
Theo Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm của BV đã tiếp nhận và điều trị khoảng 100 ca tay chân miệng. Đặc biệt, chỉ 5 ngày trở lại đây đã có tới 15 trường hợp mắc bệnh nhập viện, hầu hết là các bé dưới 3 tuổi.
Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác. Bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn.
ThS.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm cho biết, đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng có diễn biến nhẹ. Nhưng do bệnh này có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ, nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí tử vong.
3 triệu chứng báo hiệu diễn biến nặng của bệnh
Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ có các dấu hiệu sau: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Do các triệu chứng này dễ bị nhầm với các bệnh khác như viêm họng cấp hay sốt virus, nhất là khi các tổn thương ở da chưa xuất hiện, nên đã có nhiều trẻ bị biến chứng do không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
BV Nhi Trung ương đã đưa ra 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng để cha mẹ trẻ chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng, nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Đây là tình trạng đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn.
Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Điều trị và chăm sóc bệnh tay chân miệng thế nào?
Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Ngoài sốt cao khiến trẻ mệt mỏi, thì các tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau khiến trẻ ăn kém, từ đó có thể dẫn đến hạ đường máu. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ khuyên nên cho trẻ dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng; cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
Với các nốt ban trên da, để tránh bội nhiễm vi khuẩn, nên tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
Ngoài việc chăm sóc bệnh nhân như cách ở trên, thì việc phòng bệnh trong cộng đồng cũng rất quan trọng để căn bệnh này không lây lan rộng. Đó là: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi dùng. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi…
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Theo baochinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42 19.04.2025 | 16:28 PM
- Nguy cơ từ cắt giảm viện trợ quốc tế 19.04.2025 | 14:28 PM
- Nhật Bản thông báo kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ 19.04.2025 | 14:28 PM
- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công, khánh thành 80 công trình trọng điểm trên cả nước 19.04.2025 | 11:33 AM
- Về Củ Chi nghe lịch sử vọng trong lòng đất 19.04.2025 | 14:32 PM
- Định hướng sắp xếp đơn vị công lập trực thuộc UBND cấp huyện 19.04.2025 | 11:11 AM
- Lễ hội Phở thời 4.0 - Giao thoa truyền thống và công nghệ 19.04.2025 | 11:12 AM
- ChatGPT tốn hàng chục triệu USD vì người dùng 'cảm ơn' 19.04.2025 | 10:31 AM
- Google bị cáo buộc độc quyền và chi phối quảng cáo 19.04.2025 | 14:33 PM
- AI khám phá những bí ẩn về Mặt Trời 19.04.2025 | 10:31 AM
Xem tin theo ngày
-
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu