Dấu chân trước biển
Cùng với đê biển, đê sông cũng được chú trọng tạo nên sự bề thế của hệ thống đê sông, đê biển ở vùng đất bên bờ biển Đông. Các sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Lân… cung cấp lượng nước ngọt lớn cho nông nghiệp, người dân đã đào sông nhỏ để dẫn thủy nhập điền, thau chua, rửa mặn và để dân chài ra khơi vào lộng cho thuyền về đầy ắp cá, tôm…
Trước đó, vào các đời Quang Thái (1388 - 1398), Kiến Tân (1398 - 1400) các vua nhà Trần lúc đó chỉ còn là lá bài chính trị trong tay Hồ Quý Ly. Đại tư đồ Trần Nguyên Đán cũng không còn đủ sức xoay chuyển tình hình đành lui về ở ẩn trên đỉnh rừng thông Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương). Cháu Trần Nguyên Đán là Trần Nguyên Áng lánh nạn về bờ biển Chân Lợi khai hoang, mở đất ở vùng Bạch Xa (nay là Cồn Trắng, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải) phải tự đổi sang họ Nguyễn (thành Nguyễn Công Áng) để tồn tại. Các dòng họ khác như Vũ, Trần, Lê, Nguyễn có “dây mơ, rễ má” với nhà Trần cũng chạy về bờ biển khai phá vùng phía đông Rãng Thông cùng dân chài bản địa lập 2 ấp Văn Lăng, Võ Lăng sau này là xã Vũ Lăng (thời nhà Lê thuộc tổng Thịnh Quang, huyện Chân Định). Năm 1969 xã Vũ Lăng được sáp nhập về huyện Tiền Hải.
Từ thời nhà Hồ (1404) tri phủ Kiến Xương Trần Quốc Kiệt (cháu nội Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) đã tiến hành đắp đê biển nhưng phải sang thời Lê hệ thống đê biển mới từng bước hoàn chỉnh.
Các sử gia triều Nguyễn đã ghi: “Năm 1467 (đời Hồng Đức) gió bão to, các phủ Nam Sách, Giáp Sơn, Thái Bình, Kiến Xương nước biển đẩy đầy lên to, đê điều bị vỡ, lúa má bị ngập lụt, nhiều người chết đói… nhà vua hạ lệnh cho Ngự sử là Đinh Nhân Phủ và Thiếu Duy Trinh chia nhau đến ba đạo mặt đông, mặt tây và mặt nam ở ven biển thân hành đi khám xét bờ đê, đốc xuất ty thừa chính sở tại bồi đắp”.
Sử cũ ghi khi Trần Công Áng bỏ nhà Hồ chạy về Bạch Sa đã đổi thành họ Nguyễn liền bắt tay liên kết với dân chài vùng cồn Bạch Sa cải tạo cồn cát và đầm trũng lập nên 3 xã Bắc Trạch, Phương Trạch, Quân Bác. Không lâu sau, nhà Minh (Trung Quốc) đem quân xâm lược nước ta. Chiến tranh loạn lạc lại thêm sưu cao thuế nặng của triều nhà Hồ nên dân bỏ ruộng đồng, bỏ làng, phiêu tán khắp nơi. Nguyễn Công Áng vẫn kiên trì bám trụ ở lại.
Năm 1417, ở xứ Thanh, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa chống giặc Minh, dân chúng khắp nơi nô nức động viên trai tráng tìm về Thanh Hóa tụ nghĩa. Suốt 10 năm chinh chiến, năm 1427 khởi nghĩa thắng lợi, giặc Minh tan rã tháo chạy về nước, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế. Ngự ngai vàng Lê Thái Tổ đã xuống chiếu “hai năm không thu thuế ruộng, đầm phá, bãi dâu trong cả nước”, “trả lại ruộng đất đã bị tịch thu cho những quân dân bị giặc bắt vào “thành”, Lê Lợi còn thực hiện một chính sách quan trọng bãi bỏ chế độ điền trang có từ thời Trần, giải phóng nông dân, chia ruộng đất cho dân nghèo, thực hiện chế độ “quân cấp công điền”… giao cho chính quyền cơ sở phải quan tâm đến sản xuất… giao cho các công thần đi khai hoang, phục hóa, mở đất…
Thời Lê sơ (1428 - 1527) huyện Chân Định, phủ Kiến Xương là nơi hội cư của nhiều dòng họ quý tộc. Họ Phạm Thư Điền, Phương Trạch (nay thuộc huyện Tiền Hải) là con cháu công thần nhà Lê là Phạm Văn Xảo được phong chức Khu mật đại sứ, do ông bị truy sát nên con cháu đã chạy khỏi kinh thành Thăng Long về Chân Định mở đất, đời sau có Phạm Tri Vân chạy về Phương Trạch. Họ Chu, họ Phạm ở Trình Phố cũng là những công thần trong kháng chiến chống quân Minh, sau chiến thắng Chu Ngạn, Phạm Phúc Thiện cùng 8 đại thần về vỡ đất hoang hoàn chỉnh việc mở làng Trình Phố. Các họ Nguyễn Đăng, Nguyễn Mậu (Động Trung) họ Đặng, họ Lương (Vũ An, Vũ Trung, Thanh Nê), họ Phan (Minh Giám, Nguyệt Giám), họ Lại (Vũ Ninh), họ Ngô (Trình Phố, Động Trung)… đều hội cư về Kiến Xương vào triều Lê - Mạc; Lê Trung Hưng và cho tận cuối triều Nguyễn, Kiến Xương vẫn là vùng đất hấp dẫn các cư dân ở mọi miền về hội cư.
Khi viết “Dư địa chí” Nguyễn Trãi đã đánh giá về trấn Sơn Nam (trong đó có phủ Kiến Xương) như sau: “Sơn Nam là trấn thứ ba trong 4 kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Nam. Có 9 lộ phủ, 36 huyện, 2.059 làng xã”.
Lý Tử Tấn (bạn đồng khoa với Nguyễn Trãi) viết tiếp “Trấn Sơn Nam đất tốt, dân đông, các triều phí dụng nuôi quân đều lấy ở đấy”. Cuối thế kỷ XVIII, trong lúc phò Lê Chiêu Thống bôn ba cần vương, Đồng Bình Chương sự quê xã Thanh Nê đã nói về thế mạnh kinh tế, quân sự của vùng này”… thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840) việc quai đê biển là công việc thường xuyên. Con đê biển khởi công từ năm 1830 đến năm 1839 được bồi trúc có chiều dài 2.970 trượng, mặt đê rộng 4 trượng gọi là đê Hồng Ân”.
Thời Tự Đức các huyện ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã có hệ thống đê biển. Từ Hồng Đức đến Hồng Ân thời gian dài 369 năm với thời gian ấy nhân dân Kiến xương và các huyện ven biển đã tốn biết bao công sức để lấn biển, mở rộng đồng ruộng đẩy biển ra xa được 8km.
Thời Lê và đầu triều Nguyễn, bãi Tiền Châu (trong bản đồ hành chính huyện Chân Định) tổng bãi đất từ sông Long Hầu (lạch bờ biển) tới mép nước rộng 18.970 mẫu Bắc Bộ. Đất ấy màu mỡ, sú vẹt, lau sậy mọc thành rừng là bãi cá, đầm tôm, nơi trú ngụ của các loài sinh cầm, thủy cầm. Dân các xã ven bờ chỉ dùng bãi ấy thả trâu bò, hoặc vào đầm hồ bắt tôm, cá, vào rừng ngập mặn săn bắt muông thú. Nơi ấy cũng là địa bàn lý tưởng cho nghĩa sĩ của Phan Ba Vành.
Năm 1827, vì việc đánh dẹp khởi nghĩa Phan Ba Vành mà Nguyễn Công Trứ trở về Chân Định tiến hành công cuộc khẩn hoang với chức Doanh điền sứ. Thanh tảo vùng Chân Định, Nguyễn Công Trứ không chỉ nhìn bãi Tiền Châu với con mắt “bạc biển” mà là “Cồn Tiền” đang để lãng phí, trong khi người dân không có ruộng cấy cày phải thuê đất các điền chủ lớn với địa tô thắt cổ trên miền đất hoang phì nhiêu mà chính mình từng đặt dấu chân đầu tiên trước biển.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Minh Đức, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Một số dân đến Đồng Châu (Tiền Hải) từ rất sớm thuộc các họ Mai, Nguyễn, Phan. Những gia đình sớm bám trụ trên bãi Tiền Châu như ông Phạm Duy Minh (quê Xuân Trường, Nam Định) và Phan Trọng Lạn (thân quyến Phan Ba Vành, quê xã Minh Giám, huyện Chân Định) đã nắm vững lao động địa phương, luồng lạch dòng chảy, đỉnh cao triều cường, vàn cao, bãi trũng và vận động dân làng cựu trong nội đồng giúp đỡ những người dân tiên phong đi lấn biển. Dân xã Nguyệt Lâm (Minh Giám cũ) giúp dân khai ấp Nho Lâm và Tân Cơ. Nguyên mộ Phan Trọng Lạn quản các nguyên mộ, tòng mộ vùng Thủ chính, Trung Lập, Đông Quách, Năng Tĩnh, Dưỡng Chân. Dân xã Đại Hoàng giúp đỡ dân xã mới Đại Hữu, xã An Khang giúp dân xã mới Vĩnh Ninh; xã Tiểu Hoàng giúp dân xã mới Hoàng Tân. Dân xã Diêm Điền (Thư Điền) giúp dân xã mới Diêm Trì. Dân xã Đồng Xâm giúp dân xã mới Tân Bồi. Các ông Phạm Duy Minh, Nguyễn Câu, Phan Trọng Lạn đóng góp nhiều công sức trong cuộc doanh điền, chinh phục bãi biển Tiền Châu được phối thờ tại đình Thanh Giám, xã Đông Lâm nay. Ông Phạm Xuân Đào, cán bộ hưu trí làng Thanh Giám, xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải Theo sử cũ, gia phả họ Phạm làng Phương Trạch thì cụ Phạm Tri Vận rời bỏ kinh thành Thăng Long chạy về Phương Trạch (Tiền Hải nay) lánh nạn. Từ làng Phương Trạch, con cháu cụ tỏa đi khắp vùng khai hoang, mở ấp. Họ Phạm làng Thanh Giám (Đông Lâm) và Đức Cơ (Đông Cơ) lại có nguồn gốc từ Hải Dương, Nam Định, hậu duệ của Thượng thư Bộ binh Phạm Đình Trọng, Cử nhân Phạm Đình Kiêm và Tiến sĩ Phạm Đạo Soạn. Năm 1822, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ về làng Thanh Giám làm lễ động thổ khai khẩn đất hoang, cụ tổ nhà tôi là Phạm Duy Minh và cụ Phạm Đình Hoa được Nguyễn Công Trứ trọng dụng, giúp Doanh điền khai khẩn thành công.Ông Nguyễn Hữu Phung, Chủ tịch UBND xã Vân Trường, huyện Tiền Hải Từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) khi lập khoán ước giữa ba làng Bắc Trạch, Phương Trạch và Quân Bác đã xác định họ Nguyễn, họ Lương và họ Phạm là những tiên công mở đất Vân Trường nay. Giám sự hiệu úy Định Lễ bá Phạm Kiến Vĩ và Cẩm y vệ Phục ba hà thanh chỉ huy sứ Phạm Cầu đồng chứng thực khoán ước. Sau thời điểm đó, người làng Bắc Trạch tiếp tục khai khẩn vùng đất cửa Lân lập ra các họ giáo Nam Trại (tức Nam Trạch). |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Bảo vật quốc gia cần được bảo vệ đặc biệt 10.11.2024 | 09:46 AM
- Tin bão gần biển Đông (Cơn bão Toraji) 10.11.2024 | 09:46 AM
- Áp lực từ làn sóng di cư 10.11.2024 | 09:46 AM
- Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile 10.11.2024 | 09:47 AM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 7) 10.11.2024 | 09:47 AM
- Kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia 10.11.2024 | 09:47 AM
- Cháy rừng nghiêm trọng tại bang New Jersey gây ra cảnh báo khói ở thành phố New York 10.11.2024 | 09:48 AM
- Liverpool tạo khoảng cách 5 điểm với Man City 10.11.2024 | 09:48 AM
- Man City thua trận thứ tư liên tiếp 10.11.2024 | 09:48 AM
- Các loại cửa lưới chống muỗi được ưa chuộng hiện nay 10.11.2024 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật