Thăng trầm “phận” ngao (Kỳ 1)
Kỳ 1: Biển cho “Vàng trắng”
Đối với người dân vùng ven biển, con ngao được ví như “vàng trắng” mà biển ban cho. Những năm qua, các hộ nuôi trong tỉnh đã biết phát huy lợi thế của địa phương, gắn bó với nghề nuôi ngao đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước làm giàu cho gia đình và quê hương.
Đến xã Đông Minh (Tiền Hải) không ai là không biết đến ông Đặng Huy Thiêm, người khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng, trở thành tỷ phú vùng biển từ nghề nuôi ngao. Theo ông Thiêm, ở độ tuổi thanh niên ông đã suy nghĩ, tại sao cứ phải chịu cảnh sống nghèo khó trong khi lợi thế nuôi trồng thủy sản (NTTS) và nguồn lao động của vùng quê ven biển lại dồi dào. Trăn trở, tìm tòi, ông quyết định chọn con ngao, đối tượng nuôi tiềm năng để phát triển sản xuất. Xuất phát điểm chỉ có mấy sào nuôi ngao song nhờ “yêu biển, quý ngao” nên đến nay diện tích nuôi ngao của ông Thiêm đã lên đến 20ha, trừ chi phí mỗi năm ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Ông Trần Văn Xương ở thôn Đồng Lạc, xã Nam Thịnh (Tiền Hải) cũng là một trong những tỷ phú nuôi ngao. Trải qua 27 năm gắn bó với nghề nuôi ngao, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với nghị lực của một người con vùng biển, ông đã được đền đáp xứng đáng với những gì mình bỏ ra.
Ông Xương cho biết: Xuất phát từ việc chuyên thu mua ngao thương phẩm của bà con ngư dân để xuất bán sang thị trường Trung Quốc, tôi đã hình thành ý tưởng đầu tư, cải tạo vùng đầm nuôi ngao thương phẩm và ngao giống của riêng gia đình mình. Hiện nay, gia đình tôi nuôi thả gần 7ha ngao các loại, trong đó 5,5ha nuôi ngao thương phẩm và 1,2ha nuôi ngao giống. Trải qua các năm, hiệu quả kinh tế từ nuôi ngao mang lại ngày càng cao, bình quân lợi nhuận mỗi năm từ 0,5 - 1 tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2017, tổng doanh thu từ diện tích nuôi ngao của gia đình đạt 2,4 tỷ đồng, trừ chi phí cho thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Ông Thiêm, ông Xương chỉ là hai trong rất nhiều hộ dân vùng biển của huyện Tiền Hải biết phát huy thế mạnh của địa phương gắn bó với nghề nuôi ngao đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những năm 1990, người dân Tiền Hải đã chuyển sang sản xuất ngao thương phẩm, thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Hồng Kông và tiêu dùng nội địa. Năm 2005, diện tích nuôi ngao tăng lên 700ha, chiếm 85% tổng diện tích nuôi ngao. Năng suất bình quân tăng từ 11,16 tấn/ha năm 2005 lên 27,67 tấn năm 2010. Những năm 2011 - 2015 năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha. Một số hộ nuôi ngao có kinh nghiệm nhiều năm ở Nam Thịnh, Đông Minh thì năng suất ngao đạt tới 50 tấn/ha.
Chòi canh của các hộ nuôi ngao bãi triều Tiền Hải.
Theo số liệu của Chi cục Thủy sản, năm 2010, tổng sản lượng nuôi ngao toàn tỉnh đạt 30.130 tấn, tăng trưởng bình quân 26,92%/năm, chiếm 84,23% sản lượng nuôi mặn, lợ và 26,37% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh. Giai đoạn 2005 - 2010 có thể nói là thời kỳ hoàng kim của sản xuất ngao trong tỉnh. Giá trị nuôi ngao có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,84%/năm, riêng năm 2010 tăng 28% so với năm 2005, góp phần đưa giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,31%/năm. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 7 xã có diện tích nuôi ngao vùng bãi triều, trong đó chủ yếu tập trung ở huyện Tiền Hải, diện tích tăng 33% so với năm 2005. Trong đó diện tích nuôi ngao huyện Thái Thụy đạt 255ha, huyện Tiền Hải 1.700ha, giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từng bước làm giàu cho người dân, giữ vững an ninh trật tự vùng ven biển của tỉnh. Năm 2017, toàn tỉnh đạt sản lượng ngao nuôi trên 91.000 tấn, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản lên 7,86% so với năm 2016.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Ông Bùi Kiên Quyết, Chủ tịch UBND xã Nam Thịnh (Tiền Hải) Ông Phạm Văn Định, thôn 1, xã Nam Phú (Tiền Hải) Trước đây, tôi thường đi làm ăn xa nhà nhưng thu nhập không ổn định nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, tôi về địa phương và xin vào làm công cho một chủ đầm nuôi ngao tại xã Nam Thịnh. Gắn bó với công việc 8 năm nay, tôi có nguồn thu nhập ổn định khi được trả từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Trong quá trình làm thuê, nhiều người còn học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ngao, từ đó chung vốn với chủ đầm hoặc tự thuê bãi đầm để đầu tư nuôi ngao và trở thành những triệu phú, tỷ phú trên mảnh đất quê hương. |
Nhóm phóng viên
Tin cùng chuyên mục
- Chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh 23.11.2024 | 20:03 PM
- ĐT Việt Nam sang Hàn Quốc chuẩn bị cho AFF Cup 23.11.2024 | 20:03 PM
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
- Đề xuất xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành 23.11.2024 | 17:03 PM
- Dừng hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak ở đảo Cát Bà 23.11.2024 | 17:04 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng