Bạn tôi...
Mặc dù sống ở thành phố nhưng do hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn nên học hết lớp 7 Quang đã phải nghỉ học để tự kiếm sống, còn mẹ anh thì làm lụng dành dụm để nuôi các em tiếp tục ăn học.
Mới 16 tuổi rưỡi, không học cũng chưa biết làm gì, lại đúng vào lúc đất nước đang cần có sự góp mặt của thanh niên, đọc đi đọc lại dòng lưu bút kỷ niệm của người bạn: "Ngày mai bạn bước giữa đường đời /Con đường vất vả lắm Quang ơi/ Vượt bao gian khổ bạn đi nhé/ Tổ quốc cần bạn chỉ thế thôi", Quang liền viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Sau thời gian huấn luyện cấp tốc anh được biên chế vào Trung đoàn tên lửa 267 cũng là lúc đoàn lên đường làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng 3 năm 1975, Quang cùng đồng đội và những cỗ xe hiện đại cồng kềnh chở những quả tên lửa to nặng xẻ dọc Trường Sơn để vào Nam chiến đấu.
Trò chuyện với tôi Quang kể: đơn vị vừa hành quân vừa đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, những ngày tháng 3 tháng 4 năm 1975 cũng là quãng thời gian cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam đi vào giai đoạn cam go quyết liệt nhất, đây cũng là giai đoạn thể hiện sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam. Quang nhớ rất rõ ngày đó đơn vị hành quân đến đâu bà con kéo ra kín hai bên đường vẫy cờ hoa đón mừng. Trưa ngày 30 tháng 4, khi lá cờ Quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam phấp phới tung bay trên trên nóc Dinh Độc Lập đánh dấu chấm hết cho chính quyền Sài Gòn thì 24 giờ sau Trung đoàn tên lửa 267 của Quang cũng có mặt ở cầu Thị Nghè...
Rời quân ngũ, kỷ niệm lớn nhất của anh chính là tờ giấy chứng nhận là chiến sĩ thi đua cấp Sư đoàn.
Sau 5 năm khoác trên mình chiếc áo của anh Bộ đội Cụ Hồ, Quang được quân đội cho đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc. Gần 10 năm sống và làm việc bên nước bạn anh vừa làm vừa học để tự khẳng định mình và đã nhanh chóng trưởng thành. Từ một công nhân nửa chữ ngoại ngữ không biết Quang trở thành cán bộ phiên dịch của đại sứ quán, rồi thành phóng viên của tập san tiếng Việt xuất bản tại Tiệp Khắc và niềm vui lớn hơn đó là năm 1985 anh được cử làm đại biểu đi dự Đại hội Liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 12 và dự cuộc gặp mặt thanh niên tiên tiến các nước xã hội chủ nghĩa lần thứ nhất.
Một góc Khu du lịch sinh thái của anh Quang ở Vũ Hội, Vũ Thư.
Gần 10 năm ở Tiệp Khắc cũng là khoảng thời gian Quang tích lũy vốn sống, tích lũy kinh nghiệm và kinh tế để khi trở về quê hương nuôi chí làm giàu.
Về quê, những việc anh làm ở Thái Bình đầu những năm 90 của thế kỷ trước đều là những việc lúc đó Thái Bình chưa có, chưa ai làm, đó là làm đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không, rồi phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và công ty du lịch làm công tác xuất khẩu lao động. Công ty Du lịch Thái Bình ngày đó đã trở thành đơn vị đầu tiên của tỉnh được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép xuất khẩu lao động đi nước ngoài.
Yêu lao động, ham lao động chính là bản lĩnh sẵn có của Quang và cũng là bản lĩnh của anh Bộ đội Cụ Hồ, song ở Quang còn có một đức tính nữa đó là ước mơ luôn tìm đến cái mới. Khu du lịch sinh thái rộng gần 3.000 mét vuông ở Vũ Hội, Vũ Thư chính là con đường săn tìm cái mới của anh.
Đã ở cái tuổi 60 nên anh xác định đây sẽ là bến đỗ cuối để anh và gia đình hưởng thụ khi tuổi già vì vậy trước và ngay cả trong quá trình xây dựng anh đã bỏ khá nhiều thời gian đi học tập trao đổi kinh nghiệm và trực tiếp đi tham quan các mô hình vườn sinh thái ở trong và ngoài tỉnh từ đó tự thiết kế xây dựng quy hoạch khu vườn của mình theo mô hình phim trường với những phân khu khác nhau như: khu dạo chơi nghỉ dưỡng, khu ao nuôi cá, khu vực trồng hoa, trồng cây cảnh tạo ra không gian thông thoáng lịch sự phù hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi nhất là với thanh niên đến tham quan quay phim, chụp ảnh kỷ niệm. Mặc dù đang trong quá trình hoàn thiện nhưng khu du lịch sinh thái của anh bắt đầu trở thành điểm đến hấp dẫn của không ít du khách trong và ngoài tỉnh.
Trò chuyện với tôi Quang bảo: cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ, mỗi người có cách nghĩ và cách sống riêng của mình, với anh - anh luôn mang trong mình suy nghĩ phải vượt lên gian khó để làm giàu nhưng phải là làm giàu chính đáng, phải biết "mở cánh cửa" khi chưa ai mở, phải đi được trên con đường chưa ai đi. Chính từ suy nghĩ và cách làm đó đã giúp Quang cùng gia đình thoát được cảnh đói nghèo trở thành triệu phú ở quê hương anh - làng nghề Vũ Hội, Vũ Thư.
Tuấn Dung
Tin cùng chuyên mục
- Lần đầu tiên tổ chức giải cờ tướng Việt Nam - Đài Bắc Trung Hoa 23.11.2024 | 21:05 PM
- Khai trương đại lý Skoda Thái Bình 23.11.2024 | 21:07 PM
- Chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh 23.11.2024 | 20:03 PM
- ĐT Việt Nam sang Hàn Quốc chuẩn bị cho AFF Cup 23.11.2024 | 20:03 PM
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng