Công nghiệp - Đường lớn đã mở
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 khu công nghiệp (KCN), 33 cụm công nghiệp (CCN), tổng diện tích 2.822,6ha. Các KCN, CCN đều được đầu tư xây dựng hạ tầng bảo đảm đồng bộ, hiện đại, thu hút 175 dự án với tổng vốn đầu tư gần 28.300 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả tại điểm công nghiệp, làng nghề các địa phương.
Trước những khó khăn do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường đầu ra cho sản phẩm và áp lực về nguồn lao động, rất nhiều doanh nghiệp đã tổ chức tái cơ cấu lại doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, tạo lợi thế sức cạnh tranh cho sản phẩm. Giải pháp quan trọng nhất là các doanh nghiệp đã đầu tư thích đáng cho khoa học công nghệ, máy móc hiện đại theo hướng tự động hóa các khâu sản xuất bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bà Đỗ Thị Đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý cho biết: Công ty có 4 nhà máy sản xuất sợi với gần 700 công nhân. Công ty chủ động đầu tư đổi mới công nghệ với hệ thống máy móc tự động hóa của các hãng máy uy tín: Rieter, Trutzschler, Murata, Jingwei, Jossi. Nhờ đó, doanh nghiệp đã tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tạo sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường. Đến nay, hơn 80% sản phẩm của Công ty đã thâm nhập vào thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước trong khu vực Đông Nam Á, mỗi năm thu về hơn 28 triệu USD.
Còn ông Nguyễn Ngọc Khanh, Giám đốc Công ty TNHH May Hưng Nhân chia sẻ: Để giải quyết bài toán mở rộng quy mô sản xuất trong khi nguồn nhân lực gặp khó khăn, doanh nghiệp đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để trang bị một số dây chuyền tự động hóa từ khâu cắt mẫu, kiểm tra chất lượng, đóng bọc sản phẩm... Nhờ đó, Công ty đã cải thiện môi trường làm việc cho công nhân, không phụ thuộc quá nhiều vào đòi hỏi số lượng lao động.
Có thể khẳng định, Thái Bình là tỉnh có môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, hấp dẫn các doanh nghiệp thuộc tốp đầu các tỉnh khu vực phía Bắc. Thực hiện Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, các sở, ngành và các địa phương đã tổ chức rà soát, cắt giảm hàng trăm thủ tục hành chính không cần thiết; đồng thời, tổ chức thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục về đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại trung tâm hành chính công hai cấp. Đặc biệt, các cơ quan chức năng tích cực triển khai rút ngắn từ 30 - 50% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính giúp người dân, doanh nghiệp sớm triển khai dự án và đi vào hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh kịp thời.
Ông Vũ Ngọc Khiếu, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Năm qua, tỉnh cũng thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh của trung ương và của tỉnh. Các hoạt động như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo cả trong và ngoài tỉnh, tìm kiếm thông tin thị trường; tìm kiếm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại; các chương trình liên kết tiêu thụ nông sản thực phẩm… cũng được các cấp, ngành triển khai hiệu quả. Nhờ đó, chỉ số thành phần dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng lên rõ rệt.
Các sở, ngành, địa phương tổ chức tốt công tác rà soát, điều chỉnh và công bố công khai, minh bạch thông tin các quy hoạch của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng đất ổn định, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xử lý các khó khăn, vướng mắc kịp thời để doanh nghiệp sớm đầu tư, yên tâm sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký kế hoạch sử dụng đất đối với các dự án nằm ngoài quy hoạch KCN, CCN; đôn đốc việc thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt; giám sát đầu tư, hướng dẫn, chấn chỉnh các doanh nghiệp không để xảy ra vi phạm quy định về đất đai, môi trường.
Doanh nghiệp FDI, ULi (khu công nghiệp Sông Trà) chuyên sản xuất và xuất khẩu cần gạt nước ô tô đang mở rộng quy mô sản xuất.
Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay và đào tạo nguồn nhân lực được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt, UBND tỉnh thường xuyên kiểm tra, động viên các doanh nghiệp; tổ chức họp lắng nghe, đối thoại và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo định kỳ đã tiếp thêm sức mạnh và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
Từ những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Thái Bình đang tạo ra làn sóng đầu tư vào địa bàn tỉnh. Năm 2018, có hơn 100 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm hơn 5.000 tỷ đồng; trong đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn cả trong và ngoài nước đã và đang nghiên cứu, xin cấp phép đầu tư thực hiện dự án vào địa bàn tỉnh như: Tổng Công ty IDICO, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế INB (Hàn Quốc), Tập đoàn Tasyapi (Thổ Nhĩ Kỳ)...
Với môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn và sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp, ngành Công nghiệp của tỉnh đang bước vào thời kỳ “vàng” với sự tăng trưởng không ngừng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 của tỉnh đã cán mốc 55.348 tỷ đồng, tăng 17,75% so với năm 2017 và vượt kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 2.875 triệu USD.
Hiện nay, toàn tỉnh đang tập trung lập đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 30.583ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển. Công tác quy hoạch phân khu xây dựng các KCN: Thụy Trường, Xuân Hải; điều chỉnh quy hoạch CCN Thái Thọ; quy hoạch một số phân khu chức năng trong khu kinh tế (khu cảng và dịch vụ cảng, khu du lịch sinh thái tại xã Thái Thượng) đang được hoàn thiện. Song song với đó, tỉnh đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư tại khu kinh tế nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận với chủ trương xây dựng và phát triển khu kinh tế trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh. Đây là thời cơ, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong thời gian tới.
Đường mới đã mở, hy vọng công nghiệp Thái Bình sẽ có sự bứt phá toàn diện, khu kinh tế trở thành 1 trong 18 khu kinh tế trọng điểm của cả nước, đưa kinh tế Thái Bình lên tầm cao mới, tạo xung lực cho kinh tế quốc gia tăng trưởng hơn trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Lần đầu tiên tổ chức giải cờ tướng Việt Nam - Đài Bắc Trung Hoa 23.11.2024 | 21:05 PM
- Khai trương đại lý Skoda Thái Bình 23.11.2024 | 21:07 PM
- Chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh 23.11.2024 | 20:03 PM
- ĐT Việt Nam sang Hàn Quốc chuẩn bị cho AFF Cup 23.11.2024 | 20:03 PM
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng