Chủ nhật, 24/11/2024, 01:41[GMT+7]

Đích đến không còn xa

Chủ nhật, 17/02/2019 | 07:30:49
1,272 lượt xem
Sau 8 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay bộ mặt nông thôn Trấn Yên có nhiều đổi mới.

Một mô hình trồng cây ăn quả tại xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên

Đây là tiền đề quan trọng để đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn, Trấn Yên trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Yên Bái. 

Là huyện miền núi, quá trình xây dựng NTM của Trấn Yên gặp không ít khó khăn. Phần lớn cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa có hoặc chưa đạt chuẩn theo quy định. Thu nhập chủ yếu từ nông, lâm nghiệp, SX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ phát triển chậm... nên việc huy động nguồn vốn đóng góp từ người dân còn hạn chế.

Ông Nguyễn Đức Mầu, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo các ngành phối hợp với các xã rà soát, đánh giá thực trạng từng tiêu chí cụ thể để xây dựng kế hoạch triển khai, tháo gỡ vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng; tập trung chỉ đạo quyết liệt, tổ chức thi công xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các tiêu chí chưa đạt. Kết quả, đến nay huyện đã có 15/21 xã đạt chuẩn NTM”.

Tới các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Minh Quán, Y Can, Vân Hội… thấy san sát hai bên đường là những ngôi nhà khang trang. Những “phố trong làng” mang dáng dấp hiện đại đã thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Điển hình phải kể đến Việt Thành, là xã hoàn thành xây dựng NTM từ năm 2015, hiện đang xây dựng xã NTM kiểu mẫu, một diện mạo mới với hệ thống điện - đường - trường - trạm được chỉnh trang, nâng cấp đồng bộ.

Đặc biệt hơn, công cuộc xây dựng NTM đã thay đổi được tư duy của một bộ phận không nhỏ người dân trong phát triển kinh tế, từ đó ngày càng càng nhiều người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới. Xã đang có 5 tổ hợp tác, gồm 2 tổ hợp trồng rừng, 1 tổ hợp trồng Măng tre Bát độ và 2 tổ hợp nuôi tằm. Nhờ đổi mới tư duy, đến nay Việt Thành là một trong những xã có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện (hơn 35 triệu đồng/năm) và có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, cả xã chỉ còn 12 hộ nghèo, chiếm 1,4%...

Trong năm 2018, huyện Trấn Yên có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM là Minh Tiến, Y Can, Minh Quán, Việt Cường, Cường Thịnh, đến nay toàn huyện có 15/21 xã đạt chuẩn NTM. Theo kế hoạch, trong năm 2019 và 2020, các xã còn lại gồm Hòa Cuông, Quy Mông, Lương Thịnh, Hồng Ca, Kiên Thành và Việt Hồng sẽ cơ bản hoàn thành 19/19 tiều chí.

Ông Nguyễn Đức Mầu cho biết thêm: “Đối với 15 xã đã đạt chuẩn NTM, huyện chỉ đạo tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, từng tiểu mục đã đạt. Ở 6 xã còn lại, chúng tôi yêu cầu rà soát, đánh giá thực trạng khách quan và có giải pháp cụ thể cho từng tiểu mục, tiêu chí, lập kế hoạch chi tiết về tiến độ, bố trí nguồn lực và phân công cán bộ phụ trách để hoàn thành các tiêu chí trong thời gian sớm nhất”.

Trong quý I năm 2019 dự kiến sẽ có thêm xã Quy Mông hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Với với xuất phát điểm thấp, chỉ đạt 5/19 tiêu chí, trong 8 năm qua xã Quy Mông đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Ông Nguyễn Duy Khanh, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Từ một vùng quê nghèo khó, thiếu thốn, diện mạo xã Quy Mông giờ đây thực sự thay da đổi thịt, đạt được nhiều tiến bộ trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân”.

Người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn và vệ sinh môi trường 

Hôm nay, về Trấn Yên đã khac hẳn so với 5-10 năm trước. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư bài bản, cơ bản đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa, nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Chỉ tính từ 2015 đến nay, huyện huy động các nguồn lực để làm đường giao thông nông thôn được trên 194 tỷ đồng, kiên cố hóa được gần 200 km đường, trong đó huy động trong dân và xã hội hóa 35 tỷ đồng. Riêng năm 2018, huyện cứng hóa gần 100km đường, kinh phí gần 72 tỷ đồng.

Đến nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn tiếp tục được tăng cường, củng cố theo hướng hiện đại, trên 65% kênh mương được kiên cố hóa, 100% thôn, bản trên địa bàn có điện lưới Quốc gia; 35/47 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trên 90% phòng học đã được kiên cố...

Trong phát triển kinh tế, huyện Trấn Yên chú trọng phát triển SX gắn với tái có cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, huyện đã hình thành các vùng SX hàng hóa tập trung, quy mô lớn như: vùng chè chất lượng cao hơn 900 ha, sản vùng trồng dâu nuôi tằm hơn 400 ha, vùng trồng cây ăn quả trên 700 ha, vùng trồng tre Bát Độ hơn 3.000 ha, quế hơn 15.000 ha.

Ngoài ra, hình thành 21 HTX, thành lập 12 tổ hợp tác và 1 làng nghề chế biến, sản xuất sản phẩm nông, lâm sản…, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đáp ứng yêu cầu SX, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện chỉ còn 9,3%.



Theo: nongnghiep.vn

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày