Xuất khẩu sang nhiều nước tăng mạnh nhờ CPTPP
Ảnh minh họa.
Và theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý 1/2019 đạt 4,62 tỷ USD, tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2018.
Còn tính riêng tháng 3/2019, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng mạnh 62,25% so với tháng 2/2019 và tăng 2,71% so với tháng 3/2018.
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản là hàng dệt may (đạt gần 900 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (trên 630 triệu USD), máy móc thiết bị (450 triệu USD), hàng thuỷ sản (trên 306 triệu USD)…
Đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng phân bón có sự tăng trưởng đột biến trong quý 1/2019 khi đạt 8.126 tấn, tương đương trị giá 3,7 triệu USD, tăng 509% về lượng và tăng 1.158% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng mạnh trong quý 1 là sản phẩm hoá chất (tăng 70%); thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 56,8%); quặng và khoáng sản (tăng 52%); sắt thép các loại (tăng 49%); chất dẻo nguyên liệu (tăng 43%)…
Theo Tổng cục Hải quan, nhìn chung, trong quý đầu năm 2019 kim ngạch hầu hết các mặt hàng xuất sang Nhật Bản đều tăng trưởng so với cùng kỳ.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng nhanh trong quý 1/2019 được cho là nhờ Hiệp định CPTPP. Theo đó, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, với hai hiệp định thương mại tự do (FTA) là Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản, một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật cũng được xóa bỏ rào cản thuế quan.
Tại Nghị quyết phiên họp tháng 3/2019, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả những giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2019, trước hết tập trung vào tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; tăng cường tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm nhập siêu. |
Trước đó, năm 2018, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 18,8 tỷ USD, trong đó, hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 20%. Ngoài ra, thủy sản, đồ gỗ và giày dép lần lượt chiếm tỷ trọng 7,4%, 6,1% và 4,5%.
Trong khi đó, Canada cũng được đánh giá là một trong những thị trường mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP. Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, Canada là thị trường có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo số liệu thống kệ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Canada đã tăng gấp 3 lần từ 1,14 tỷ USD năm 2010 lên 3,85 tỷ USD trong năm 2018; trong đó Việt Nam luôn xuất siêu sang Canada, năm 2018 giá trị xuất siêu đạt 2,14 tỷ USD.
Sự kết nối thương mại giữa Việt Nam – Canada ngày càng được tăng cường thông qua việc tham gia CPTPP. Chỉ sau một thời gian ngắn CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada đạt hơn 506 triệu USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) phân tích, dệt may và da giày là hai ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực; trong đó mức thuế nhập khẩu hàng dệt may được giảm từ 16 -17% xuống còn 0% theo lộ trình 4 năm; da giày được giảm thuế từ 18% xuống còn 0% trong lộ trình 7 -11 năm.
Với một số mã sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ của CPTPP có thể được xem xét xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay tại thời điểm hiện tại. Mức chênh lệch khá cao về thuế suất nhập khẩu sẽ là lợi thế lớn của Việt Nam trong việc cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu hàng dệt may và da giày vào Canada thời gian tới.
Một ngành hàng khác cũng có nhiều dư địa để hợp tác với Canada là chế biến, xuất khẩu gỗ. Theo đó, Việt Nam và Canada có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau trong quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Cụ thể, Việt Nam có thể đẩy mạnh nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Canada phục vụ ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh ngược lại Canada.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tất cả các cơ hội xuất khẩu vào Canada có thể chỉ nổi bật trong một thời gian ngắn, vì vậy doanh nghiệp Việt cần chủ động tận dụng nhanh, hiệu quả nhằm chiếm lĩnh ưu thế trước khi các quốc gia có lợi thế tương tự gia nhập CPTPP, đồng thời khai thác Canada như một cửa ngõ để tiếp cận hiệu quả các thị trường giàu tiềm năng tại châu Mỹ.
Theo baochinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ 08.04.2025 | 19:02 PM
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Uzbekistan 08.04.2025 | 18:25 PM
- Tổ cảnh sát giao thông huyện Thái Thụy bắt giữ đối tượng tàng trữ ma túy 08.04.2025 | 19:02 PM
- Tổng Giám mục Marek Zalewski thăm, tặng quà tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội; Bệnh viện Da liễu Thái Bình cơ sở 2 08.04.2025 | 18:44 PM
- Pháp: Cháy lớn tại Thủ đô Paris, 200 lính cứu hỏa được huy động 08.04.2025 | 18:28 PM
- Lễ công bố bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA Index 08.04.2025 | 18:26 PM
- FIFA gửi lời chúc đặc biệt đến U17 Việt Nam 08.04.2025 | 18:27 PM
- Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan 08.04.2025 | 17:43 PM
- Khánh thành tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại di tích Trung ương Cục miền Nam 08.04.2025 | 17:57 PM
- Thái Bình cơ bản hoàn thành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống sởi 08.04.2025 | 17:58 PM
Xem tin theo ngày
-
Kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Uzbekistan
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent
- Khai mạc lễ hội Tiên La
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan
- Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson
- Lễ hội Tiên La: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên