Yêu cầu di dời gấp chất thải nguy hại tại Nhà máy nước Sông Đà
Cũng sau sự cố Nhà máy nước sông Đà (Viwasupco), Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) đang phối hợp với các cơ quan khác tổng rà soát nguồn nước trên toàn quốc và yêu cầu có phương án bảo vệ phù hợp.
Khẩn trương di dời chất thải nguy hại tại Hòa Bình
Theo báo cáo số 499 mới đây của tỉnh uỷ Hoà Bình về kết quả kiểm tra, làm rõ vụ việc đổ trộm dầu thải tại khu vực Nhà máy nước sông Đà, báo cáo cho biết: Ngoài khu vực chứa bùn thải, cặn bông thải, có 4 bể chứa bùn thải, diện tích 2.740m2/bể. Trong đó, bể bùn số 1 và số 2 đang được phơi khô, bể số 3 và số 4 đang tiếp tục nhận bùn thải phát sinh tại bể lắng và rửa lọc. Thông thường, các bể xả bùn 2 lần/ngày với tổng lượng thải 1.200 đến 1.400m3 bùn loãng.
Tiếp đó là 3 hố để tạm thời có lót đáy và thành bằng bạt nhựa chứa đất, đá, cát, lớp nhựa đường bóc lên và bùn nạo vét nhiễm dầu, gồm: 40m3 (khoảng 64 tấn) đất, đá, cát, lớp nhựa đường; 35m3 (khoảng 52,5 tấn) đất đá, khối lượng bùn nạo vét nhiễm dầu, than hoạt tính.
Khu vực chứa chất thải thu được từ nguồn nước ô nhiễm để bên trong Nhà máy nước Sông Đà.
Tỉnh Hoà Bình cho biết, hiện nay Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà đang lưu giữ 5 can (khoảng 100 lít) váng dầu lẫn nước đã được Công an huyện Kỳ Sơn (Hoà Bình) niêm phong; 7 bao tải cỏ dính dầu (khoảng 60kg) đang được lưu trữ trong kho chứa chất thải nguy hại tại Viwasupco.
Về số chất thải này, Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo UBND tỉnh Hoà Bình giao Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà khẩn trương chuyển giao cho đơn vị có giấy phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Ngoài ra, UBND tỉnh Hoà Bình đề nghị Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà chủ động phối hợp với cơ quan chức năng xác định thủ phạm đổ dầu thải trên đường liên xã Hợp Thịnh, Phúc Tiến, Phú Minh (Kỳ Sơn). Theo đó, Công ty CP nước sạch sông Đà phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế quản lý, khai thác, vận hành hồ chứa đối với hồ Đầm Bài.
Đất, cát nhiễm dầu thải được chất đống trong khuôn viên Công ty CP nước sạch Sông Đà.
Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo UBND tỉnh Hoà Bình giao Công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà khẩn trương chuyển giao cho đơn vị có giấy phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Nói về những khó khăn trong đảm bảo an ninh nguồn nước, ông Nguyễn Trần Anh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình cho biết: Trong sự cố nước vừa qua, Sở TN&MT Hòa Bình đã thực hiện các việc cần thiết theo quy định như phê duyệt quy định trong quá trình thực hiện;
Quyết định về việc phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trong đó có dòng sông Đà chảy qua địa phần Hòa Bình; Quyết định phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước và chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đầm Bài trên đại bàn xã Phú Minh và xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình...
Dầu thải đổ xuống suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài.
Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần tập trung vào 2 việc: Bảo vệ nguồn nước không bị cạn kiệt, đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm. Việc này gặp một số khó khăn như: Các Công ty lấy nước từ hồ Đầm Bài có diện tích lớn lên tới 16,6km2, nguồn nước lấy chính từ sông Đà cũng là con sông rất lớn chảy từ Trung Quốc, vấn đề đảm bảo về lưu lượng phải đề ra các phương án lâu dài tổng thể đảm bảo vệ sinh an ninh nguồn nước thì chúng ta phải cố gắng giữ tương đối đảm bảo nước đủ vệ sinh để sử dụng sinh hoạt.
Phần đảm bảo vệ sinh nước sinh hoạt thì trách nhiệm phần nhiều từ các nhà máy xử lý nước. Nguồn nước không được sử dụng trực tiếp phải qua xử lý để đưa vào sử dụng. Trách nhiệm nhà máy xử lý phải kiểm định được đầu vào đầu ra.
Tổng kiểm tra nguồn nước trên toàn quốc
Sau sự cố nhà máy nước sông Đà, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan khác tổng rà soát nguồn nước trên toàn quốc.
Cụ thể, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc về nguồn nước sạch cung cấp cho người dân.
Hồ Đồng Bài (xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), nơi nhà máy nước Sông Đà lấy nước trực tiếp để xử lý.
Về vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước được quy định thế nào, tổ chức các nhà máy, giám sát thế nào? Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật Bộ Xây dựng cho biết: Về chức năng nhiệm vụ, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các định hướng chiến lược, chính sách về nước sạch đô thị; ban hành việc tổ chức xây dựng kế hoạch về cấp nước; ban hành các quy chuẩn tiêu chuẩn và định mức kĩ thuật, hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện cấp nước đô thị...
Theo lãnh đạo Cục Hạ tầng kỹ thuật, trước đó, ngày 14/10, Đoàn công tác đã làm việc với Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà. Tham gia Đoàn công tác có đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Xây dựng Hòa Bình. Sau khi khảo sát và xác định nguyên nhân sự số ô nhiễm nguồn nước, tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã yêu cầu các cơ quan đơn vị thực hiện ngay các giải pháp khắc phục.
Về giải pháp lâu dài để đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân, Cục đề nghị: Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà chủ động báo cáo và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các nội dung về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
Ngoài ra, Công ty nước sạch sông Đà phải chủ động tổ chức lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, quản lý rủi ro cho các hoạt động từ bảo vệ nguồn nước, vận hành nhà máy nước, mạng đường ống đến khách hành tiêu thụ nước; Xây dựng các giải pháp dự phòng nguồn nước (bể trữ nước sạch tại nhà máy và trên mạng truyền tải), kết nối vùng phục vụ cấp nước của nhà máy nước sông Đà với các nhà máy nước khắc nhằm hỗ trợ cấp nước khi gặp sự cố…
Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình khẩn trương xây dựng trình UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt Chương trình và kế hoạch cấp nước an toàn.
Đặc biệt, chỉ đạo các công ty cấp nước lập và thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn của công ty trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, liên địa phương thực hiện lập hành lang bảo vệ nguồn nước, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện; Tổ chức xây dựng mô hình quản lý vận hành hệ thống cấp nước, mạng lưới đảm bảo cân đối các nguồn nước khắc phục sự cố trong quá trình vận hành./.
Theo VOV
Tin cùng chuyên mục
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
- Đề xuất xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành 23.11.2024 | 17:03 PM
- Dừng hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak ở đảo Cát Bà 23.11.2024 | 17:04 PM
- Nhân lên tình cảm hữu nghị, hiện thực hóa khát vọng phát triển hùng cường 23.11.2024 | 17:04 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO 23.11.2024 | 17:04 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng