Nghệ sĩ nhân dân Vũ Ngọc Cải với niềm đam mê chèo
Sinh năm 1963 tại xã Hồng Thái (Kiến Xương) trong gia đình không có truyền thống làm nghệ thuật nhưng niềm đam mê ca hát đã sớm bộc lộ ở chàng trai trẻ Vũ Ngọc Cải. Từ khi còn là học sinh, Vũ Ngọc Cải đã tham gia nhiều hội diễn cấp trường. Đến năm 20 tuổi, Vũ Ngọc Cải chính thức trở thành diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình. Sau hơn một năm công tác, Vũ Ngọc Cải được đảm nhận vai diễn đầu tiên là diễn kép trong vở “Cô gái làng chèo” tại hội diễn chèo toàn quốc. Dù không đạt huy chương song đây chính là bước đệm giúp tên tuổi của nghệ sĩ Vũ Ngọc Cải được nhiều người yêu chèo biết đến hơn. Những năm tháng sau đó, dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo của lớp nghệ sĩ đi trước cùng niềm đam mê, sự nỗ lực học hỏi của bản thân, nghệ sĩ Vũ Ngọc Cải đã gặt hái nhiều thành công trên con đường nghệ thuật. Năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Tháng 8/2019, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải chia sẻ: Bản thân tôi may mắn khi được thế hệ nghệ sĩ đi trước giúp đỡ, chỉ bảo. Vì thế, tôi luôn cố gắng học hỏi, định hình phong cách biểu diễn của mình. Các vai diễn tôi đảm nhận chủ yếu là vai diễn chính, đòi hỏi tích hợp nhiều yếu tố. Để có thể thực hiện thành công, ngoài năng khiếu, giọng hát, hình thức, người nghệ sĩ phải có tư duy ứng biến, linh động trên sân khấu. Những năm đầu tham gia ở Đoàn Chèo nay là Nhà hát Chèo Thái Bình, tôi cùng các thành viên đi diễn bán vé ở trong và ngoài tỉnh. Thời ấy tuy vất vả, phải xa nhà hàng tháng, thu nhập thấp nhưng rất vui vì đến đâu người dân cũng hào hứng, xem rất đông. Đến với nghệ thuật chèo nếu không có niềm đam mê, sự cầu thị, nỗ lực thì người nghệ sĩ khó có thể bám trụ được. Hiện nay, thị hiếu nghe nhạc nói chung và chèo nói riêng của khán giả có những thay đổi, đòi hỏi người làm nghệ thuật phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để có thể theo kịp với xu hướng thời đại.
Tham gia diễn xuất, những vai diễn của Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải không chỉ đạt huy chương tại các hội diễn, chương trình nghệ thuật toàn quốc mà còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng yêu chèo như: vở Bùi Viện, Quan âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ... Trong vai trò chỉ đạo nghệ thuật, ông luôn chú trọng tới chuyên môn, coi đây là sự sống còn của đơn vị. Vì thế các chương trình biểu diễn của Nhà hát Chèo đều thấm đượm phong cách nghệ thuật chèo truyền thống. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, nghệ sĩ Vũ Ngọc Cải đã bắt tay vào việc đạo diễn, dàn dựng các chương trình nghệ thuật từ các vở chèo dài, ca cảnh, làn điệu chèo truyền thống đến soạn lời mới cho ca khúc chèo, xây dựng màn nghệ thuật sử thi phục vụ lễ hội, ngày kỷ niệm của các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Nhiều chương trình, vở diễn do ông đạo diễn như: Đất làng, Doanh điền Nguyễn Công Trứ, Bùi Viện, Súy Vân giả dại, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc... đã giành được huy chương, bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên cương vị Giám đốc Nhà hát Chèo Thái Bình, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải có nhiều sáng kiến, đổi mới phương pháp quản lý nhằm mở rộng hình thức hoạt động của Nhà hát, gây quỹ phúc lợi tập thể, xây dựng đề án sân khấu học đường... Những việc làm đó đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của Nhà hát. Hiểu được ý nghĩa câu nói “Thầy già, con hát trẻ”, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải luôn quan tâm đến công tác đào tạo. Hàng năm, Nhà hát Chèo đều mở lớp dạy hát hoặc phối hợp với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh bồi dưỡng nghiệp vụ cho nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công trẻ.
Quá trình lao động nghệ thuật, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải luôn đau đáu khi thấy rằng các chương trình biểu diễn đến với người dân vẫn chưa được phong phú, cách tiếp cận khán giả chưa hiệu quả. Vì thế, ông luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho nghệ thuật chèo, mong mình có thể sáng tạo nhiều hơn các tác phẩm chèo, đưa nghệ thuật chèo đến gần hơn với khán giả, đáp ứng thị hiếu của nhân dân. Người nghệ sĩ tâm huyết mong rằng cơ sở vật chất của Nhà hát Chèo sẽ được xây dựng sao cho xứng tầm với giá trị của nghệ thuật chèo, để Nhà hát Chèo luôn đỏ đèn mỗi tối thứ bảy, chủ nhật, diễn những vở chèo hay phục vụ công chúng.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
- Đề xuất xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành 23.11.2024 | 17:03 PM
- Dừng hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak ở đảo Cát Bà 23.11.2024 | 17:04 PM
- Nhân lên tình cảm hữu nghị, hiện thực hóa khát vọng phát triển hùng cường 23.11.2024 | 17:04 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO 23.11.2024 | 17:04 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng