Thức trắng đêm và phong tục đón Tết Âm lịch tại các nước châu Á
Hàn Quốc: Vào đêm giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm gội sạch sẽ bằng nước nóng, sau đó họ mặc trang phục truyền thống hanbok để tiến hành lễ cúng tổ tiên. Mọi người cũng thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối vào dịp này.
Ngoài ra, người dân xứ kim chi cũng có phong tục không ngủ trong đêm giao thừa. Họ quan niệm nếu bạn đi ngủ vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc thiếu sáng suốt.
Mông Cổ: Tết cổ truyền của người Mông Cổ còn được gọi là Tết Tsagaan Sar (Tết Trăng Trắng). Người Mông Cổ xem màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết và mang lại sự cát tường, may mắn. Trong những ngày đầu năm mới, họ thường tặng nhau đồ vật có màu trắng. Mọi người cũng cùng nhau ôn chuyện năm cũ và chúc những điều tốt lành.
Vào thời khắc giao thừa, người Mông Cổ còn thực hiện tục lệ uống trà. Chén trà đầu tiên của năm mới sẽ được đem ra trước sân vẩy khắp 4 hướng, chén trà thứ hai dành cho chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.
Trung Quốc: Tại Trung Quốc, các gia đình thường dán chữ “Phúc” ngược để cầu may vào dịp Tết Nguyên đán. Theo quan niệm xa xưa, chữ "Phúc" dán ngược nghĩa là “Phúc đảo”. Đây là phép chơi chữ bởi chữ “đảo" trong tiếng Hán đồng âm với chữ “đáo” và “Phúc đáo” có nghĩa là “phúc đến”. Do đó, phong tục này này mang ý nghĩa mỗi nhà sẽ có nhiều phúc lành, cát lợi và vận may trong năm mới.
Singapore: Tại Singapore, ngoài truyền thống lì xì cho người già và trẻ em, cha mẹ và những người thân đã lập gia đình thường tặng tiền lì xì đựng trong bao đỏ cho người thân chưa lập gia đình vào dịp Tết Âm lịch. Phong tục này được xem là một cách cầu chúc may mắn sẽ đến với những người độc thân.
Bên cạnh đó, người dân tại đảo quốc sư tử cũng thường tặng nhau những quả quýt chín mọng nước trong dịp Tết Nguyên đán. Họ xem quýt là loại quả tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và phát tài. Đặc biệt, những món quà này phải có đôi có cặp bởi người Singapore quan niệm rằng tặng số lẻ sẽ đem đến điều không may.
Việt Nam: Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Người ta thường đưa lộc non về nhà vào đêm giao thừa hoặc đến đình chùa hái lộc vào sáng sớm mùng 1 Tết. Phong tục này mang ngụ ý cầu may mắn, rước lộc vào nhà và mong ước cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc.
Theo zing.vn
Tin cùng chuyên mục
- Điện mừng Quốc khánh Canada 02.07.2025 | 08:27 AM
- Thư mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Bồ Đào Nha 02.07.2025 | 08:28 AM
- Bà Paetongtarn chấp nhận bị tạm đình chỉ chức vụ Thủ tướng Thái Lan 02.07.2025 | 08:28 AM
- Sóng nhiệt gây nhiệt độ cao kỷ lục ở châu Âu 02.07.2025 | 08:28 AM
- Thương vong tăng mạnh trong vụ nổ nhà máy hóa chất ở Ấn Độ 02.07.2025 | 08:28 AM
- Tháng 6 mưa nhiều bất thường 02.07.2025 | 06:34 AM
- Blue Origin chở 6 hành khách lên rìa vũ trụ 01.07.2025 | 17:38 PM
- Perplexity - startup AI được Meta và Apple để mắt 01.07.2025 | 20:50 PM
- Những điểm nhấn AI nửa đầu 2025 01.07.2025 | 17:38 PM
- Màng bong bóng sản xuất nước uống trên sa mạc 01.07.2025 | 17:37 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
- 26 tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025 được trao thưởng