Đông Hưng tích cực phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm
Đông Hưng hiện có 1.150.900 con gia cầm. Đàn gia cầm tăng so với thời gian có bệnh dịch tả lợn châu Phi khoảng 5 - 8% và được chăn nuôi tập trung tại 25.000 hộ gia đình. Mùa xuân, thời tiết lạnh ẩm, cũng là mùa tập trung đông người, gia tăng đi lại, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là hiện nay một số tỉnh, thành đã xuất hiện ổ dịch cúm trên gia cầm nên các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ dân trên địa bàn huyện Đông Hưng đã chủ động phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của cấp trên. Thực hiện nghiêm “5 không”: không giấu dịch; không vứt xác gia cầm bừa bãi; không thả rông gia cầm; không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc; không mua, bán gia cầm bị bệnh.
Đồng chí Lã Quý Thắng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Huyện Đông Hưng đã quán triệt chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và ở người tới các cấp, các ngành, các địa phương; kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh trên đàn gia cầm và thông báo cho cơ quan chuyên môn khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cầm áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ, đúng liều. Huy động các nguồn lực tổ chức tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các mầm bệnh…
Dù chưa có gia cầm nào mắc bệnh song cấp ủy, chính quyền và các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Lô Giang đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của tỉnh, của huyện.
Đồng chí Vũ Xuân Khu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 2019, Lô Giang có 3.500 con lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy (chiếm 87,5% tổng đàn lợn). Đó là thiệt hại lớn song qua đó cấp ủy, chính quyền xã đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện xã đã thực hiện tháng tiêu độc khử trùng tại trụ sở xã, các trường học, trạm y tế, các hộ chăn nuôi... để phòng, chống bệnh dịch do virus corona gây ra và phòng, chống dịch cúm gia cầm. Đặc biệt, xã có chợ An Bình là chợ đầu mối của khu vực, người đến mua bán rất đông, vì vậy trước phiên chợ Ban quản lý chợ tổ chức rắc vôi bột, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, kết thúc phiên chợ thực hiện tổng vệ sinh tất cả các khu, nhất là khu bán gia cầm. Sau bệnh dịch tả lợn châu Phi, ý thức của người chăn nuôi đã được nâng lên. Họ đã tự giác thực hiện các quy định bảo đảm vệ sinh môi trường, chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ đàn gia cầm của gia đình mình.
Ông Nguyễn Văn Tranh, thôn An Bình, xã Lô Giang cho biết: Hiện trang trại của gia đình đang nuôi thả trên 10.000 con gà, vịt, ngan. Doanh thu năm 2019 đạt trên 1 tỷ đồng. Để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm của gia đình, nhất là dịch cúm A/H5N1, bên cạnh việc cho gia cầm ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng, giữ ấm chuồng trại, khi xuất chuồng phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu độc khử trùng rồi mới nuôi thả lứa mới, vì vậy, đàn gia cầm của gia đình hiện vẫn khỏe mạnh.
Phun thuốc tiêu độc khử trùng tại chợ An Bình, xã Lô Giang để phòng, chống dịch cúm A/H5N1.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã khiến trên 100 con lợn thịt của gia đình anh Nguyễn Văn Tuệ, xã Đông Cường phải tiêu hủy nên sau khi khử trùng chuồng trại anh đã chuyển sang nuôi trên 2.000 con gà thịt và gà con. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gà luôn được anh chú trọng làm tốt. Anh Tuệ cho biết: Năm 2019, tôi thu từ gà được 700 - 800 triệu đồng. Để gà không bị dịch bệnh, tôi chọn giống gà tốt để nuôi, tiêm phòng đầy đủ, rắc trấu dưới nền và thay thường xuyên, thắp điện, quây bạt kín giữ ấm cho gà khi gà còn nhỏ cũng như khi thời tiết lạnh rét, cho gà uống thuốc phòng bệnh đầy đủ theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Đến thời điểm này, trên 1,1 triệu con gia cầm của huyện Đông Hưng vẫn an toàn song không vì thế mà các cấp, các ngành, các địa phương nhất là các hộ chăn nuôi chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh. Công tác tiêu độc khử trùng, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm và phát triển chăn nuôi an toàn vẫn được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Thông điệp đoàn kết của EU 28.11.2024 | 10:44 AM
- Giá vàng đồng loạt giảm 28.11.2024 | 10:44 AM
- Bảng xếp hạng Cúp C1 Champions League 2024-2025 28.11.2024 | 09:41 AM
- Thị trấn hoài cổ sở hữu 20km bờ biển tại Croatia 28.11.2024 | 09:42 AM
- Tránh “tiền mất tật mang” khi mua thực phẩm chức năng qua mạng 28.11.2024 | 09:43 AM
- Xã mới ở Quỳnh Phụ: Bảo đảm ổn định sau sáp nhập 28.11.2024 | 09:47 AM
- Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam 28.11.2024 | 09:43 AM
- Trạm trưởng y tế với trăn trở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh 28.11.2024 | 09:47 AM
- Kỷ niệm 204 năm ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28/11/1820-28/11/2024)Khoa học - động lực cho phát triển 28.11.2024 | 09:44 AM
- Thông cáo báo chí số 27 kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XV 28.11.2024 | 09:45 AM
Xem tin theo ngày
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo