Hoài nghi về tương lai của smartphone gập
Theo New York Times, câu hỏi đặt ra là: Có ai còn muốn kiểu thiết kế điện thoại vỏ sò như vậy nữa không?
Các công ty công nghệ như Samsung, Motorola hay Huawei hy vọng câu trả lời là "có". Vài năm gần đây, smartphone đã đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Họ bắt đầu kéo dài thời gian nâng cấp điện thoại hơn, làm ảnh hưởng đến doanh số của nhà sản xuất.
Do đó, trong nỗ lực tìm kiếm sự mới mẻ, khác lạ, khiến người tiêu dùng háo hức trở lại và sẵn sàng chi tiền, nhiều hãng quyết định đầu tư vào thiết bị gập. Bên cạnh Samsung Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola Razr của năm 2019, gương mặt mới xuất hiện ngày 11/2 là Galaxy Z Flip giá 1.380 USD.
Dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu của người dùng, các hãng công nghệ đã thử nghiệm nhiều thiết kế điện thoại, từ đó cho ra đời những sản phẩm với màn hình lớn hơn, viền mỏng hơn, pin dài hơn, camera chất lượng hơn - điều mà người dùng smartphone luôn mong đợi.
Tuy nhiên, thiết kế gập không đứng top đầu những thứ mà người dùng cần trên điện thoại.
"Không có nhiều nhu cầu, sao phải đồ xô đi làm nó?", Paolo Pescatore, chuyên gia phân tích tại PP Foresight, băn khoăn.
Công nghệ màn hình gập thực sự đột phá, cuốn hút và khiến người dùng quan tâm. Nhưng các chuyên gia cho rằng người dùng nên chờ tới khi smartphone gập thực sự hoàn thiện rồi mới cân nhắc sở hữu sản phẩm.
Một số smartphone gập như Galaxy Fold. Khi mở ra, bạn có một màn hình rộng phục vụ giải trí và công việc. Khi đóng lại, bên ngoài là màn hình cảm ứng thứ hai để sử dụng cho nhu cầu cơ bản. Ngược lại, Z Flip và Razr khi mở có kích cỡ không khác một smartphone bình thường và có thêm màn hình phụ để hiển thị các thông báo. Sắp tới, Lenovo sẽ tung ra ThinkPad X1 Fold với màn hình lên tới 13,3 inch.
Dù kích cỡ nào, cơ chế hoạt động nào thì những thiết bị này đều được trang bị một bản lề ở giữa. Có nghĩa, bên cạnh màn hình, smartphone gập giờ đây lại có thêm một bộ phận dễ hỏng.
Điểm mạnh duy nhất của thiết bị gập là mang đến cho bạn một màn hình lớn nhưng chiếm ít diện tích trong túi, giúp bạn dễ dàng mang theo bên mình.
Trong khi đó, loại sản phẩm này tồn tại nhiều vấn đề.
Thứ nhất, thiết bị gập phụ thuộc vào OLED dẻo, vốn mỏng hơn nhiều so với các tấm nền màn hình truyền thống. Màn hình này vốn đã được trang bị trong điện thoại và đồng hồ thông minh từ vài năm. Chẳng hạn, OLED được dùng trên Apple Watch, nhưng bạn không thể uốn vì nó được phủ một lớp kính sapphire cứng cáp.
Để gập được, điện thoại phải hy sinh độ cứng. Màn hình gập thường được phủ lớp nhựa, vốn dễ xước, bong.. hơn so với lớp kính cường lực trên smartphone. "Nếu dùng bút bi ấn mạnh trên màn hình iPhone, nó sẽ chẳng sao cả. Nhưng nếu làm thế trên màn hình gập, bạn sẽ làm hỏng nó", Kyle Wiens, Giám đốc iFixit, công ty chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị, cho biết.
Về lý thuyết, các thiết bị gập như Z Flip hay Razr sẽ bảo vệ màn hình khi gập vào trong, không lộ ra ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, người dùng lại hay làm rơi điện thoại khi họ mải nhắn tin, duyệt web... nên khả năng màn hình lúc đó đang mở rất lớn.
Thứ hai, gập cũng gây ra lỗi thiết kế, là nếp gấp khó tránh ở giữa màn hình. Dù Z Flip chưa gặp vấn đề này, không có gì đảm bảo nếp gấp không xuất hiện sau một thời gian gập mở nhiều lần.
Tiếp theo là bản lề. Hiện các thiết bị này còn quá mới nên chưa thể kiểm chứng bản lề sẽ hoạt động trơn tru qua bao nhiêu lần gập mở. Các nhà sản xuất đưa ra con số khoảng 200.000 lần. Tuy nhiên, thử nghiệm của CNet tuần trước cho thấy Razr chỉ chịu được 27.000 lần dù Motorola cho rằng phương pháp của CNet không thực tế.
Cuối cùng, điểm trừ lớn nhất nằm ở mức giá. Người dùng phải bỏ ra từ 1.400 USD đến 2.400 USD để sở hữu một sản phẩm mà họ còn chưa chắc chắn về độ bền cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng.
Vậy người dùng có nên mua smartphone gập? Với mức giá đắt đỏ, người dùng phổ thông dễ dàng có câu trả lời cho mình. Còn với người dư dả về tài chính và thích trải nghiệm cái mới, những điểm yếu kể trên lại không phải là vấn đề.
Trong khi đó, Raymond Soneira của DisplayMate nhận định, màn hình gập sẽ hợp lý hơn khi được trang bị trên máy tính chứ không phải trên chiếc điện thoại vốn đã nhỏ gọn. "Nếu nhà sản xuất nào đó cho ra đời một chiếc laptop có màn hình gập đôi, tôi sẽ ủng hộ", Soneira nói.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình có 2 cá nhân được trao giải thưởng Lương Định Của năm 2024 15.11.2024 | 18:12 PM
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất 15.11.2024 | 18:12 PM
- Thế giới đối mặt với lượng rác thải nhựa khổng lồ 15.11.2024 | 17:56 PM
- WHO: Thanh thiếu niên chịu áp lực gia tăng từ học đường và thiếu sự quan tâm của gia đình 15.11.2024 | 17:56 PM
- Đại hội XIV của Đảng mở ra kỷ nguyên mới 15.11.2024 | 17:56 PM
- Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ 16 năm 2024 15.11.2024 | 16:48 PM
- Mùa đông đến, ngâm chân để phòng bệnh và nâng cao sức khỏe 15.11.2024 | 16:48 PM
- Bão chồng bão, Phillipines chuẩn bị đưa dân đi sơ tán trước cơn bão mới 15.11.2024 | 16:48 PM
- Phát hiện rạn san hô lớn nhất thế giới gần Quần đảo Solomon 15.11.2024 | 16:48 PM
- Hộp thư bạn đọc 15.11.2024 | 16:48 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai