Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn về dạy học qua Internet, trên truyền hình
Ảnh minh họa.
Yêu cầu với dạy học qua internet
Dạy học qua Internet là các hình thức dạy học trong đó giáo viên sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ của Internet để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, bao gồm: Dạy học thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System); Dạy học thông qua hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System); Dạy học thông qua các hệ thống dạy học trực tuyến.
Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT nêu rõ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật với dạy học qua internet. Tùy vào điều kiện thực tiễn, cơ sở giáo dục có thể tích hợp hệ thống dạy học trực tuyến với hệ thống quản lý học tập.
Yêu cầu về bài học và học liệu: Được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông theo các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bao gồm sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Được tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
Với tổ chức hoạt động dạy học qua internet, hướng dẫn cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể với cơ sở giáo dục, giáo viên và cán bộ hỗ trợ kỹ thuật; với học sinh và gia đình học sinh.
Trong đó, giáo viên cần có kĩ năng xây dựng và lựa chọn học liệu; biết cách sử dụng công cụ hoặc dịch vụ công nghệ thông tin để tổ chức dạy học qua Internet; tổ chức các hoạt động học cho học sinh bao gồm: thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên; kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học qua Internet khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Học sinh được hướng dẫn về kỹ năng sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ công nghệ thông tin trên Internet học tập trước khi tham gia bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá.
Yêu cầu với dạy học trên truyền hình
Dạy học trên truyền hình là hình thức giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài giảng được phát trên truyền hình.
Với dạy học trên truyền hình, yêu cầu thiết bị, hạ tầng kết nối truyền hình phải đáp ứng các yêu cầu thu sóng truyền hình tương thích với hệ thống truyền hình quốc gia.
Bài học trên truyền hình do giáo viên có kinh nghiệm dạy học, ghi hình để tổ chức dạy học trên truyền hình theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Học liệu được sử dụng trong dạy học bao gồm sách giáo khoa, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài học trên truyền hình, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Được tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
Với phương thức dạy học này, hướng dẫn cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể với cơ sở giáo dục, giáo viên và cán bộ hỗ trợ kỹ thuật; với học sinh và gia đình học sinh.
Theo đó, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của từng lớp học, môn học, theo lịch phát sóng các bài học; phân công, giao nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách môn học theo lớp học xây dựng kế hoạch bài học để tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài học được phát trên truyền hình.
Đồng thời, thông báo thời khoá biểu theo lịch phát sóng các bài học cho giáo viên, học sinh, gia đình học sinh để phối hợp tổ chức cho học sinh học các bài học trên truyền hình. Quản lý, giám sát, đánh giá, công nhận kết quả học tập của học sinh trong việc tổ chức dạy học trên truyền hình.
Giáo viên xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình, bao gồm tài liệu hướng dẫn, câu hỏi bài tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nội dung bài học trên truyền hình;
Gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh theo các bài học trước khi bài học được phát trên truyền hình; liên hệ với gia đình để phối hợp tổ chức, hướng dẫn, giám sát học sinh học tập trên truyền hình;
Tiếp nhận báo cáo kết quả học tập trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả học tập thông qua báo cáo kết quả học tập của học sinh;
Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình giáo dục.
Học sinh được hướng dẫn đầy đủ về nhiệm vụ học tập trước khi học các bài học được phát trên truyền hình. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập trước, trong và sau khi học các bài học trên truyền hình; nộp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo bài học trên truyền hình cho giáo viên để được nhận xét, đánh giá.
Chỉ công nhận kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua Internet; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với dạy học trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp.
Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua Internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
Khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Israel đồng ý ngừng bắn 60 ngày, cơ hội mở cho đàm phán Dải Gaza 02.07.2025 | 15:13 PM
- Báo Trung Quốc đánh giá cao quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng 02.07.2025 | 15:12 PM
- Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình 02.07.2025 | 10:53 AM
- Các đối tượng không chịu thuế VAT 02.07.2025 | 15:13 PM
- Người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng 02.07.2025 | 15:11 PM
- Sáng nay, giá vàng neo ở mức cao 02.07.2025 | 10:54 AM
- Thái Lan có Thủ tướng tạm quyền 02.07.2025 | 10:38 AM
- Thượng viện Mỹ thông qua gói chính sách đối nội toàn diện của Tổng thống Trump 02.07.2025 | 10:38 AM
- Top 3 Hoa hậu Việt Nam và những chia sẻ đầu tiên sau đăng quang 02.07.2025 | 10:39 AM
- Tổng đài 111 tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người 02.07.2025 | 10:39 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam