Thứ 5, 14/11/2024, 11:31[GMT+7]

HĐND tỉnh Góp nhiều ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Thứ 2, 18/03/2013 | 09:18:24
986 lượt xem
Vừa qua, Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu các sở, ngành, huyện, thành phố về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu các sở, ngành, huyện, thành phố về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia đóng góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu đều nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy năng lực, trí tuệ, tập trung nghiên cứu kỹ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì vậy số ý kiến thu được vượt so với dự kiến.

Tại các tổ đại biểu, không khí thảo luận đều diễn ra sôi nổi. Hầu hết  đại biểu mời và đại biểu HĐND tỉnh đều đưa ra những ý kiến xác đáng, thuyết phục. Ban tổ chức đã tổng hợp từ 8 tổ thảo luận 12 trang ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Không chỉ tham gia góp ý trực tiếp tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu còn góp ý bằng văn bản gửi tới ban tổ chức với tinh thần trách nhiệm cao.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có 11 chương, 124 điều, trong đó bổ sung mới 11 điều, sửa đổi 102 điều, giữ nguyên 12 điều, giảm 1 chương và 23 điều so với Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu cơ bản thống nhất Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cụ thể, rõ ràng song cũng còn nhiều điều cần được thảo luận, góp ý. Về Lời nói đầu, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý nhiều bởi đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng. Có ý kiến cho rằng, Lời nói đầu của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã hợp lý song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Lời nói đầu còn hơi dài, chưa nói lên chủ đề của Hiến pháp, chưa mang tính khái quát cao do đó nên viết cô đọng, súc tích hơn. Có ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm việc nói đến tại sao tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namon>, đồng thời chỉnh sửa một số câu từ để diễn đạt dễ hiểu.

Góp ý nội dung các chương, điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến thảo luận và tham gia góp ý về các chương quy định Chế độ chính trị; Quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ... Trong Chương 1 quy định về Chế độ chính trị, đa số ý kiến nhất trí với tên gọi nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng nên đưa từ “độc lập” lên trước từ “dân chủ” vì đối với một nước, độc lập và có chủ quyền phải là yếu tố quan trọng nhất rồi mới đến yếu tố dân chủ, thống nhất và các yếu tố khác (Điều 1). Có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai quần đảo không thể tách rời lãnh thổ Việt Namon>”. Trong Điều 2, ý kiến cho rằng nên ghi theo Cương lĩnh của Đảng là: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Về Điều 4, các ý kiến góp ý nên chỉnh sửa câu từ cho ngắn gọn nhưng vẫn bảo đảm đủ ý: “Đảng Cộng sản Việt Namon>, đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Namon>”. Tại Khoản 2, có ý kiến đề nghị thêm cụm từ “trước pháp luật” vào sau cụm từ “chịu trách nhiệm trước nhân dân”; Khoản 3 nên sửa thành “Vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm bằng pháp luật và do luật định” vì cho rằng trong xu thế hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thì đây là một trong những vấn đề nền tảng của minh bạch chính trị.

Chương 2, quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các đại biểu thảo luận, cân nhắc và đề nghị sửa đổi, bổ sung các Điều 18, 20, 21, 25, 27, 31, 32, 36, 46, 47... Thông qua ý kiến góp ý cho thấy, các đại biểu tập trung nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng và góp ý với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt sau mỗi ý kiến góp ý đều có giải thích làm rõ quan điểm và lý do đề nghị sửa đổi. Ví dụ như góp ý Điều 18, ở Khoản 2, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: Công dân Việt Namon> không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namon>, giao nộp cho nhà nước khác”. Đa số ý kiến cho rằng nội dung này chỉ đúng khi người đó chỉ có một quốc tịch. Trường hợp có hai quốc tịch thì giải quyết thế nào. Nếu không giao nộp cho nước đề nghị dẫn độ (mà người đó có cả quốc tịch của nước đề nghị dẫn độ) thì không đúng với thông lệ quốc tế. Điều 21, có ý kiến đề xuất sắp xếp sau Điều 15 vì quyền sống của mọi người là quyền đầu tiên, là cơ sở cho các quyền khác.

Tuy nhiên, nếu quy định “Mọi người có quyền sống” thì có thể sẽ có cách hiểu Bộ luật Hình sự của nước ta sẽ xóa bỏ hình phạt tử hình? Nhiều ý kiến khác cho rằng, gộp Điều 21 vào Khoản 1, Điều 22 thành “Mọi người có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Khoản 2, Điều 32, Dự thảo ghi: “...Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”, các đại biểu cho rằng, về mặt thuật ngữ quy định như vậy rất dễ bị hiểu lầm vì tội phạm là một khái niệm được quy định trong Bộ luật Hình sự, ví như trộm cắp, cướp, giết người... Do đó, người ta có thể hiểu là nếu một người đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản thì người đó có thể vẫn bị kết án vì tội này nếu tái phạm. Để dễ hiểu, nên quy định là: “Không ai bị kết án hai lần về một hành vi phạm tội”. Đề nghị cân nhắc lại Khoản 3, Điều 32, các đại biểu phân tích bởi Khoản 3 chưa thống nhất với Khoản 7, Điều 108 của Dự thảo. Cụ thể, Khoản 3, Điều 32 quy định “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa”. Khoản 7, Điều 108 quy định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”. Các đại biểu cho rằng, quy định như Khoản 7 Điều 108 là đã đầy đủ, rõ ràng...

Là người chịu trách nhiệm giúp Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp các ý kiến góp ý, đồng chí Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Đoàn ĐBQH Thái Bình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho rằng, các đại biểu HĐND tỉnh đã tham gia góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với tinh thần trách nhiệm cao, không sơ sài, hình thức. Các ý kiến tổng hợp đều là những ý kiến chung nhất, được tập trung thảo luận. Hội nghị lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 của đại biểu HĐND tỉnh là hội nghị góp ý kiến thành công nhất, bảo đảm đúng yêu cầu, mục đích, ý nghĩa, thực sự là cuộc sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng và hiệu quả.

Bài, ảnh: Hà Dung

  • Từ khóa