Thứ 6, 15/11/2024, 11:50[GMT+7]

Hỗ trợ 8 địa phương phòng, chống dịch tai xanh, tôm nuôi

Thứ 3, 14/05/2013 | 14:52:39
815 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) hóa chất để hỗ trợ 8 địa phương: Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Nam Định, Ninh Thuận, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bắc Ninh phòng, chống dịch bệnh tai xanh và dịch bệnh tôm nuôi.

Ảnh minh họa

Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Bến Tre 50 tấn hóa chất Chlorine; Thừa Thiên Huế 10 tấn hóa chất Chlorine; Quảng Nam 40 tấn hóa chất Chlorine; Nam Định 15.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine; Ninh Thuận 8.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; Thái Bình 12.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine; Hà Tĩnh: 15.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine; Bắc Ninh 12.000 lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine.

 

Như vậy, tổng số hoá chất hỗ trợ đợt này là 8.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid, 42.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine, 12.000 lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine, 100 tấn hóa chất Chlorine.

 

Việc xuất cấp, quản lý, sử dụng số hoá chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.

 

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến này 12/5, 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh và Thái Bình có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.

 

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định Ninh Văn Hiểu cho biết, dịch bệnh tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Nam Định từ ngày 27/3. Tính đến ngày 30/4 đã có 25 xã của 3 huyện: Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu có dịch tai xanh với 18.759 con lợn ốm, tiêu hủy 9251 con.

 

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh đã tiêm 24.900 liều vắc xin từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và địa phương cho các xã vùng dịch, vùng uy hiếp, xã nguy cơ cao.

 

Ông Hiểu cho biết thêm, từ ngày 2/5 đến nay, 25 xã có dịch tai xanh đã không phát sinh lợn ốm mới. Hiện nay, tỉnh vẫn đang thực hiện các biện pháp chống dịch, nếu không phát hiện thêm ổ dịch mới, từ 25 - 30/5, tỉnh sẽ công bố hết dịch.

 

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Phó Chi cục Trưởng, Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, tính đến nay tỉnh đã thả tôm nuôi được 930 ha/2.200 ha theo kế hoạch. Tuy nhiên đã có 102 ha tôm nuôi bị bệnh và chết tại các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn và thành phố Tam Kỳ, Hội An. Nguyên nhân tôm chết chủ yếu do các bệnh đốm trắng, các bệnh hoại tử gan tụy.

 

Nhằm xử lý môi trường ao nuôi tại các vùng có tôm nuôi bị bệnh và phòng không để bệnh lây lan trên tôm nuôi hiện nay và ở vụ sau, Chi cục nuôi trồng Thủy sản Quảng Nam đã phân công cán bộ giám sát vùng nuôi theo dõi, nắm bắt tình hình về dịch bệnh kịp thời hướng dẫn xử lý các ao nuôi có tôm bị bệnh chết. 

Nguồn chinhphu.vn

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày