Thứ 5, 14/11/2024, 23:23[GMT+7]

Phí trông giữ ô tô không được quá 40.000 đồng/lượt

Thứ 5, 23/01/2014 | 13:58:08
848 lượt xem
Đối với ô tô tuỳ theo số ghế hoặc trọng tải của xe, nhưng cũng không quá 20.000 đồng/lượt; riêng đối với đô thị loại đặc biệt, mức thu phí đối với ô tô có thể áp dụng mức thu cao hơn, nhưng không quá 40.000 đồng/lượt.

Ảnh minh họa.

Mức thu phí lượt ban ngày đối với xe đạp không quá 2.000 đồng/lượt, đối với xe máy không quá 4.000 đồng/lượt.

 

Đặc biệt, đối với phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, mức thu phí trông giữ ban đêm có thể cao hơn mức thu phí ban ngày, nhưng tối đa không quá hai lần mức thu phí ban ngày. Trường hợp trông giữ cả ngày và đêm thì mức thu phí cả ngày và đêm tối đa bằng mức thu phí ban ngày cộng với mức thu phí ban đêm.

 

Mức thu phí theo tháng tối đa không quá năm mươi lần mức thu phí ban ngày. Đối với các điểm, bãi trông giữ ở các bệnh viện, trường học, chợ... là những nơi có nhiều nhu cầu trông giữ phương tiện cần áp dụng mức thu phí thấp hơn các nơi khác.

 

Đây là một phần nội dung của Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vừa được Bộ Tài chính ban hành.

 

Thông tư cũng quy định cụ thể danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm Phí chợ; Phí qua đò; Phí qua phà (đối với phà thuộc địa phương quản lý); Phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước; Phí qua cầu (đối với cầu thuộc địa phương quản lý); Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá ...;Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Mức thu cụ thể với từng loại phí...

 

Đối với phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, Thông tư quy định:  Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí về bảo quản, tu bổ, phục hồi và quản lý đối với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá.

 

Mức thu phí tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, quy mô, hình thức hoạt động tổ chức tham quan của từng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá mà quy định mức thu phí khác nhau cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau:

 

Mức thu được áp dụng thống nhất đối với người Việt Namon> và người nước ngoài đến tham quan: đối với người lớn, mức thu không quá 40.000 đồng/lần/người, đối với trẻ em, mức thu không quá 20.000 đồng/lần/người.

 

Đối với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới có thể áp dụng mức thu cao hơn.

 

UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu hoặc mức thu tối đa về từng khoản phí. Căn cứ vào mức thu tối đa đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức thu cụ thể cho phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức tham quan của từng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá.

 

Việc quyết định thu phí, lệ phí; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của từng  phí, lệ phí (bao gồm cả đối tượng không thu, đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí) nêu tại Thông tư do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

 

Đối với cơ quan, đơn vị được phép thu phí, lệ phí, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp nhưng phải bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 6 Pháp lệnh phí và lệ phí và Điều 4 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 17/02/2014.

 

Nguồn Thời báo Tài chính

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày