IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm nay có thể tệ nhất gần một thế kỷ
"Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020" IMF vừa đưa ra dự đoán, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi một phần vào năm 2021, với tăng trưởng 5,8%. Nhưng tổ chức này cũng cảnh báo, dự đoán là không chắc chắn bởi kết quả vẫn có thể tệ hơn, tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch.
"Sự phục hồi trong năm 2021 chỉ là một phần, vì mức độ hoạt động của nền kinh tế có thể vẫn duy trì thấp hơn mức đã được dự báo trước khi có đại dịch", Gita Gopinath, Nhà kinh tế trưởng của IMF, cho biết. Theo kịch bản tốt nhất, thế giới có khả năng mất 9.000 tỷ USD tổng sản lượng trong hai năm, lớn hơn GDP của Đức và Nhật Bản cộng lại.
Các dự báo của IMF cho rằng, sự bùng phát của Covid-19 sẽ đạt đỉnh ở hầu hết quốc gia trong quý II và giảm dần trong nửa cuối năm. Việc đóng cửa kinh doanh và các biện pháp ngăn chặn khác sẽ dần được nới lỏng.
Tuy nhiên, nếu đại dịch kéo dài qua quý III thì có thể gây ra suy giảm thêm 3% cho năm 2020 và khả năng phục hồi vào năm 2021 cũng chậm hơn, do ảnh hưởng từ phá sản và thất nghiệp kéo dài. Trường hợp có một đợt bùng phát thứ hai vào năm 2021, buộc phải ngừng hoạt động nhiều hơn, có thể làm giảm 5 đến 8 điểm phần trăm trong dự báo cơ sở GDP toàn cầu cho năm đó, khiến thế giới suy thoái trong năm thứ hai liên tiếp.
"Rất có khả năng năm nay nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái, vượt qua những gì đã thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước", IMF nhận định trong báo cáo, "Cuộc 'Đại phong tỏa', dự kiến kéo giảm đáng kể tăng trưởng toàn cầu".
Các dự báo mới tạo ra không khí ảm đạm cho các cuộc họp của IMF và World Bank mới đây, được tiến hành bằng hình thức hội nghị truyền hình để hạn chế lây nhiễm virus. Trong cuộc họp, bà Gita Gopinath cho rằng, những hạn chế đi lại khắp nơi trên thế giới và sự cố gián đoạn chuỗi cung ứng vì đại dịch đã tạo ra thách thức cho tiến trình toàn cầu hóa.
"Tuy nhiên, điều rất quan trọng là việc này không thể trở thành một phương thức quyết định, đảo ngược tất cả lợi ích đã đạt được từ toàn cầu hóa", bà nói và kêu gọi các quốc gia không nên hạn chế xuất khẩu vật tư y tế. Vị chuyên gia giữ quan điểm rằng, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và lành mạnh sẽ không bền vững nếu thế giới phi toàn cầu hóa. Bởi lẽ, nó sẽ làm giảm nghiêm trọng năng suất toàn cầu.
Kinh tế toàn cầu từng giảm 0,7% vào năm 2009, lần tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái những năm 1930, theo dữ liệu của IMF. Vào tháng 1/2020, trước khi Covid-19 lan rộng cả trong và ngoài Trung Quốc, IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng 3,3% vào năm 2020 nhờ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bắt đầu hạ nhiệt. Cùng với đó, tăng trưởng cho năm 2021 sẽ là 3,4%.
Giờ đây, các nền kinh tế lớn đang hứng chịu sự bùng phát tồi tệ của virus đang lao dốc mạnh. Kinh tế Mỹ được dự báo giảm 5,9% vào năm 2020, và tăng trở lại 4,7% vào năm 2021, theo kịch bản lạc quan nhất của IMF.
Các nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ giảm 7,5% năm nay. Trong đó, Italy ảnh hưởng nặng nhất, với GDP giảm 9,1%. Tây Ban Nha giảm 8%, Pháp giảm 7,2% và Đức giảm 7%. Khu vực này sẽ tăng trưởng lại 4,7% vào 2021.
Trung Quốc, nơi Covid-19 lên đến đỉnh điểm trong quý đầu tiên và hoạt động kinh doanh đang nối lại với sự trợ giúp của các gói kích thích tài chính lớn, sẽ duy trì mức tăng trưởng dương 1,2% trong năm 2020, giảm từ mức 6% trong dự báo của IMF hồi tháng 1/2020. Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 9,2% vào năm 2021, IMF cho biết.
Tăng trưởng năm tài chính 2020 của Ấn Độ dự kiến sở vùng tích cực, nhưng các nền kinh tế Mỹ Latinh, nơi đại dịch đang bùng phát, sẽ giảm 5,2%. Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, cho biết tuần trước rằng khoảng 8.000 tỷ USD kích thích tài khóa được các chính phủ tung ra để ngăn chặn sụp đổ kinh tế vì Covid-19 là không đủ.
IMF cũng kêu gọi Fed mở rộng hạn mức hoán đổi hỗ trợ thanh khoản sang các thị trường mới nổi, nơi đang đối mặt với vấn đề kép là hoạt động bị đình lại và các điều kiện tài chính bị thắt chặt. Tổ chức này cho biết, một số quốc gia có thể cần phải chuyển sang giới hạn tạm thời về dòng vốn.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Hưng Hà: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp LYNN TIMES Duyên Hải 12.11.2024 | 17:24 PM
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng 22.10.2024 | 17:25 PM
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình 25.07.2024 | 15:15 PM
- Phấn đấu đóng điện dự án đường dây 500kV trước 30/6/2024 09.04.2024 | 15:30 PM
- Tỉnh Thái Bình xúc tiến thu hút đầu tư từ Thụy Sĩ 23.03.2024 | 08:56 AM
- Thành phố: Tập trung giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn 21.03.2024 | 17:38 PM
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ một số dự án giao thông tại huyện Vũ Thư 13.03.2024 | 17:27 PM
- Chào mừng Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Thái BìnhHiện thực hóa khát vọng đưa Thái Bình ngày càng phát triển 05.03.2024 | 09:13 AM
- Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình: Đến năm 2050 có nền kinh tế phát triển thịnh vượng 30.12.2023 | 08:41 AM
- Hưng Hà: Thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 09.11.2023 | 10:28 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng