Hướng tới một xã hội học tập
Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tập trung diệt giặc đói, giặc dốt. Sau một thời gian dài sống dưới ách thực dân phong kiến, nhân dân ta sống trong cảnh lầm than, u tối. Tăng gia sản xuất, xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí để có nguồn nhân lực kiến thiết đất nước là công việc cấp bách lúc bấy giờ. Bài học quý giá đó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc CNH, HÐH đất nước hiện nay khi đòi hỏi phải không ngừng nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ðể đáp ứng yêu cầu đó, mỗi người phải không ngừng học tập, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, trong đó học tập phải trở thành công việc của toàn xã hội.
Có không ít người nghĩ rằng học tập chỉ diễn ra trong trường lớp, khi trong tay có bằng cấp và việc làm thì không phải học tập nữa. Thực ra dù làm việc gì, ở cương vị công tác nào cũng cần, cũng đòi hỏi thường xuyên học tập. Kho tàng tri thức nhân loại thật đồ sộ và ngày càng lớn lên vô cùng, vô tận, để hiểu biết đâu chỉ có vài năm học ở trường lớp là đủ. Trong thời buổi công nghệ phát triển như vũ bão, các phát minh, sáng chế diễn ra hằng ngày, nếu không chịu học thì không thể nắm bắt được cái mới. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo mà không tiếp tục học tập dễ cạn kiệt và tụt hậu. Có một nghịch lý là hiện nay nhiều người thiếu việc làm trong lúc nhiều nhà máy, doanh nghiệp không tuyển được người làm việc phải qua đào tạo, phải là người có học, có kiến thức chuyên môn thích hợp với công việc. Muốn lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả thì phải thường xuyên học tập, không ngừng bổ sung kiến thức rồi từ đó mới có thể sáng tạo, phát minh. Học tập không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn để làm việc mà còn học để làm người. Kho tàng tri thức trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn cũng rộng lớn qua đó bồi đắp tình yêu nhân loại, tâm hồn cao đẹp, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, qua những tấm gương sáng của các danh nhân, để hoàn thiện nhân cách của mỗi người, góp phần xây dựng một xã hội phát triển văn minh lành mạnh. Trong cuộc sống hằng ngày, sự lịch lãm, tao nhã, hành vi ứng xử có văn hóa, cũng đều do học tập mà có. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta nên ý thức rằng học tập là công việc suốt đời như Lê-nin nói: Học, học nữa, học mãi.
Ngoài trường lớp ra có nhiều cách thức để học tập, trong đó hình thức tự học được mọi người rất coi trọng. Từ những kiến thức cơ bản của trường học, mỗi người tùy theo vị trí công việc, sở trường của mình để đi vào kho tàng tri thức qua sách báo, nay còn thêm các phương tiện thông tin hiện đại và qua thực tiễn cuộc sống. Tự học đòi hỏi mỗi người phải tự nguyện, có ý chí quyết tâm và bản lĩnh cao, có niềm say mê, tìm tòi, khám phá. Thực tế đã có rất nhiều tấm gương tự học mà thành tài. Nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng có tinh thần tự học rất cao, trong đó có những người vốn Hán học uyên thâm nhưng còn tự học được vài ba ngoại ngữ nữa rất thông thạo, có thể tham khảo sách, báo của nhiều nước trên thế giới. Nhiều kỹ sư, bác sĩ giỏi lại rất am hiểu văn học nghệ thuật. Ðã có những nông dân sáng chế ra máy làm cỏ, gieo hạt, tách hạt... không qua trường lớp nào mà do mày mò, tự học mà làm ra. Nhiều nghệ nhân làng nghề trẻ có "bàn tay vàng" cũng nhờ tự học trong quá trình lao động sản xuất...
Xây dựng một xã hội học tập, sẽ lôi cuốn tất cả mọi người, mọi thành viên của xã hội vào công việc học tập, giúp mọi người hiểu sâu, biết rộng là cách nâng cao dân trí tốt nhất, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ðể có một xã hội học tập, trước hết phải phát huy truyền thống văn hiến lâu đời, truyền thống hiếu học của dân tộc ta, thúc đẩy mạnh hơn nữa phong trào khuyến học, khuyến tài ở mọi nơi trong cả nước. Sự quan tâm của Nhà nước là yếu tố quyết định quá trình hình thành và phát triển của một xã hội học tập qua việc đầu tư các cơ sở giáo dục - đào tạo, chính sách khuyến khích mọi người học tập, chính sách sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng nhân tài... Và nhân tố quan trọng không thể thiếu là ý thức học tập suốt đời góp phần xây dựng đất nước phồn vinh của mỗi chúng ta.
Theo nhandan
Tin cùng chuyên mục
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Vũ Thư: Giành 62 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2023 -2024 10.05.2024 | 15:42 PM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
- Xã luậnPhát huy phẩm chất cao quý của nhà giáo Việt Nam 20.11.2023 | 08:33 AM
- Quỳnh Phụ: Tổng kết phong trào thi đua năm học 2022-2023 15.11.2023 | 15:37 PM
- Khai giảng khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh cấp THPT 04.11.2023 | 20:03 PM
- Đêm gala chào đón gần 1.000 tân sinh viên Trường Đại học Thái Bình 25.10.2023 | 22:22 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai