Thúc đẩy ngành Nông nghiệp phát triển bền vững
Những kết quả bước đầu
Tỉnh ta bước vào thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giữa bộn bề những khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh và tiêu cực hơn dự báo; sản xuất chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún; hoạt động chế biến nâng cao giá trị nông sản còn yếu kém, liên kết sản xuất lỏng lẻo… Do vậy, cùng với phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chỉ rõ 5 hướng đột phá chiến lược nhằm thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 và quyết định của UBND tỉnh đã tạo chuyển biến căn bản nhận thức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở về sự cần thiết phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở cho những cách làm sáng tạo, hiệu quả quyết định sự thành công trong thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp có bước phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm an ninh lương thực, từng bước đổi mới mô hình sản xuất. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm 2017 - 2019 ước đạt 3,08%.
Về trồng trọt, duy trì năng suất lúa ổn định 132 tạ/ha, sản lượng lúa đạt trên 1 triệu tấn/năm; diện tích rau màu toàn tỉnh đạt 45.000ha/năm, sản lượng 910.000 tấn, chủ yếu tiêu thụ ra tỉnh ngoài và chế biến, xuất khẩu. Toàn tỉnh có 236 hợp tác xã tham gia liên kết với 20 doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 10.778ha; một số mô hình chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất bãi bồi ven sông, đất lúa kém hiệu quả có thu nhập 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.
Chăn nuôi phát triển theo hướng gia trại, trang trại với công nghệ kiểu chuồng khép kín, tự động hoặc bán tự động, đệm lót sinh học, quy trình VietGAHP... Toàn tỉnh hiện có 736 trang trại, 7.241 gia trại chăn nuôi; 20 THT, HTX chăn nuôi, 4 doanh nghiệp liên kết chăn nuôi gia công với trên 40 trang trại chăn nuôi.
Thủy sản phát triển toàn diện cả nuôi trồng và khai thác; tập trung sản xuất theo hướng mở rộng diện tích nuôi ngao ven biển với khối lượng hàng hóa lớn; hình thành 156,56ha nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng với 4 - 5 vụ/năm, cho năng suất 30 - 40 tấn/ha, cao hơn 10 - 15 lần so với phương thức nuôi truyền thống; phát triển 602 lồng nuôi cá trên sông (tăng 412 lồng so với năm 2015) với các đối tượng cá đặc sản. Tập trung cải tiến ngư cụ, hiện đại hóa phương tiện đánh bắt và cơ cấu lại đội tàu khai thác theo hướng tăng năng lực khai thác xa bờ, giảm tàu khai thác ven bờ; toàn tỉnh hiện có 1.142 tàu cá, trong đó, nhóm tàu công suất trên 90CV có 299 chiếc được trang bị máy thông tin liên lạc ICOM; hình thành 31 tổ đội khai thác xa bờ cho đội tàu vùng lộng và vùng khơi, tạo thành chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản và giúp nhau khi có tình huống xấu trên biển, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.
Diện tích rau màu toàn tỉnh đạt 45.000 ha/năm.
“Nút thắt” cần tháo gỡ
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh vẫn còn những “nút thắt” cần tập trung tháo gỡ, đó là: Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là hộ gia đình, quy mô nhỏ; quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất diễn ra chậm nên việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; tỷ lệ sản phẩm nông sản được sản xuất theo các quy trình VietGAP còn thấp; chất lượng sản phẩm chưa đồng đều nên năng lực cạnh tranh chưa cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh; số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít...
Để tháo gỡ những “nút thắt” trên, đồng thời phấn đấu đạt được mục tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng bình quân đạt 2,0%/năm trong giai đoạn 2020 - 2025, thời gian tới, các cấp, ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển sản xuất trồng trọt hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của từng vùng, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo sự khác biệt để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả, tăng diện tích trồng cây ăn quả, rau màu có giá trị kinh tế cao gắn với chế biến và xuất khẩu.
Cơ cấu lại đàn vật nuôi, phát triển mạnh đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết; bên cạnh đó chỉ đạo đơn vị chức năng, rà soát, đánh giá thực trạng sản xuất, đề xuất các chủ trương, giải pháp phát triển đàn lợn, đàn gia cầm trong tình hình mới. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại; phát triển các hình thức chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP; tăng cường và chủ động thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Rà soát hiện trạng, xây dựng mô hình, đề xuất chủ trương xây dựng dự án phát triển nuôi thủy sản nước lợ, nuôi trên biển, dự án chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển nuôi một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế theo công nghệ mới, quy trình VietGAP..., sản phẩm đầu ra đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tập trung tái cơ cấu đội tàu khai thác xa bờ, hình thành các tổ đội hợp tác và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ khai thác đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản; đồng thời tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp...
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh