Thứ 7, 23/11/2024, 17:39[GMT+7]

Khôi phục đa dạng sinh học toàn cầu vì một tương lai bền vững sau đại dịch

Thứ 2, 05/10/2020 | 08:12:14
2,033 lượt xem
Đây là quyết tâm của Liên Hợp Quốc trước những tác động tiêu cực của con người với thiên nhiên, tình hình được đánh giá là đang ngày càng nghiêm trọng.

Các vấn đề về đa dạng sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu đã trở thành chủ đề chính, chiếm khá nhiều thời lượng trong các phiên họp từ đầu năm đến nay của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Thập kỷ Liên Hợp Quốc về Đa dạng sinh học 2011 - 2020 sắp kết thúc. Tuy nhiên, theo đánh giá tại Hội nghị thượng đỉnh, đa dạng sinh học toàn cầu vẫn đang suy giảm với tốc độ chưa từng thấy. Hơn 1 triệu loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, 75% bề mặt đất và 66% diện tích đại dương bị thay đổi đáng kể bởi hoạt động của con người.

Đại dịch COVID-19 bùng phát như một cơn giận giữ của thiên nhiên để lấy lại sự cân bằng. Tuy nhiên, đại dịch này cũng không ngăn được cuộc khủng hoảng khí hậu đang ngày càng tồi tệ. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, lượng khí thải carbon đang nhanh chóng trở lại mức trước khi dịch bệnh bùng phát, nồng độ khí nhà kính đạt mức kỷ lục mới. Tình trạng cháy rừng, lũ lụt, mưa bão đang ngày càng nghiêm trọng.

Tại Hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia thực hiện 6 hành động tích cực để phục hồi tốt hơn sau đại dịch:

- Đầu tư vào các công việc bền vững.

- Không cứu trợ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm.

- Chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.

- Tính đến rủi ro khí hậu trong tất cả quyết định chính sách và tài chính.

- Làm việc cùng nhau.

- Và quan trọng nhất là không ai bị bỏ lại.

Thập kỷ Liên Hợp Quốc về Đa dạng sinh học chỉ còn vài tháng nữa sẽ kết thúc. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang bùng phát, cũng là dịp để chúng ta nhìn lại, có giải pháp tăng tốc, mở rộng quy mô hành động với thông điệp "đầu tư vào thiên nhiên là đầu tư vào một tương lai bền vững"

Theo vtv.vn