Australia phát triển công nghệ phát hiện bệnh nhân Covid-19 siêu lây nhiễm
Điều này được cho là sẽ làm thay đổi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và rất nhiều bệnh nhân sẽ không phải cách ly trong thời gian 14 ngày như hiện nay.
Theo tờ Người Australia ngày hôm nay (21/10), một công ty công nghệ sinh học tại bang Queensland, Australia đã phát triển công nghệ đầu tiên trên thế giới có thể xác định được khả năng lây nhiễm của từng bệnh nhân mắc Covid-19. Công nghệ xét nghiệm mới của Công ty Microbio (Microbio Pty Ltd) đang thu hút sự quan tâm trên toàn cầu vì nó có khả năng tác động đến các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của các nước trên thế giới.
Hiện tại, cách duy nhất để biết 1 bệnh nhân Covid-19 có khả năng lây nhiễm cho người khác hay không là lấy mẫu virus và tiến hành nuôi cấy. Thời gian để thực hiện quá trình này có thể mất vài ngày. Tuy nhiên, theo phương pháp mới của các nhà khoa học Microbio, chỉ cần 45 phút sẽ xác định được virus SARS-CoV-2 có khả năng sao chép và tải lượng virus.
Giám đốc khoa học của Microbio, Tiến sĩ Flavia Huygens, cho biết trên thế giới hiện không có công nghệ nào có thể khẳng định được virus SARS-CoV-2 đang nhân lên hay bất hoạt và để xác định tải lượng virus thì càng không thể. Hiện có nhiều bằng chứng cho thấy có những bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng sau 40 đến 60 ngày vẫn dương tính với virus SARS-CoV-2. Nếu virus tiếp tục nhân bản thì người mắc có khả năng lây nhiễm, còn trường hợp bệnh nhân vẫn dương tính với virus sau khi khỏi bệnh không có nghĩa là bệnh nhân có thể lây cho người khác.
Cũng theo Tiến sĩ Huygens, phương pháp xét nghiệm của công ty sẽ giúp phát hiện sớm bệnh nhân Covid-19 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Phương pháp này chắc chắn sẽ giúp phát hiện nhiều bệnh nhân có khả năng lây nhiễm, đặc biệt là những người có tải lượng virus cao, được coi là những bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Tiến sĩ Huygens cho biết thêm, phương pháp xét nghiệm này được thử nghiệm giai đoạn cuối trong 5 tháng qua và đang chờ được Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ cũng như các cơ quan y tế tại châu Âu và châu Á cấp phép sử dụng. Phương pháp này sẽ mang đến sự thay đổi trong mô hình quản lý dịch bệnh và nhiều bệnh nhân không cần cách ly trong 14 ngày. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để phát hiện nhiều loại virus và vi khuẩn khác./.
Theo vov.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026