Làm giàu từ nghề truyền thống
Ông Thân tiếp đón chúng tôi rất thân mật, dẫn đi thăm một vòng quanh xưởng sản xuất, giới thiệu về hoạt động của chiếc máy dệt chiếu và cơ sở của mình. Ông kể: Để có cơ ngơi khang trang như thế này, tôi đã trải qua quá trình lập nghiệp rất vất vả, gian nan. Tôi nguyên là chiến sĩ Trung đoàn 719, đóng quân tại Tây Nguyên, khi trở về quê hương luôn ấp ủ ước mơ làm giàu và tạo việc làm cho người dân địa phương. Năm 2007, tôi mạnh dạn đầu tư toàn bộ số tiền tích góp của gia đình mua 2 máy dệt chiếu thủ công. Tôi đến với nghề dệt chiếu cói cũng ở cái duyên với nghề. Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm chiếu cói, thuở nhỏ hay cùng ông bà đi gặt cói, nước ở ruộng trồng cói thì chua mà gốc cói thì cứng nên ai đi gặt cói cũng bị nứt nẻ ở lòng bàn chân, đêm về lắm khi nhức mà rát lắm. Có lẽ vì những kỷ niệm không bao giờ quên đó mà tôi đã đem lòng yêu nghề làm chiếu cói của quê hương và tìm mọi cách gìn giữ, phát triển nghề thành công được như hôm nay.
Từ 2 máy dệt thủ công, sau những nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, ông Thân đã làm giàu được với nghề. Từ 120m2 nhà xưởng, đến nay cơ sở sản xuất chiếu cói của gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Thân đã mở rộng lên hơn 4.000m2 với 16 máy dệt, máy khâu, máy hấp, nhuộm..., tổng giá trị đầu tư gần 6 tỷ đồng, tạo việc làm cho 40 lao động thường xuyên cùng hàng chục lao động mùa vụ với thu nhập bình quân từ 4,5 - 8 triệu đồng/người/tháng.
Để cơ sở vận hành hoạt động trơn tru, ông phân công từng người trong gia đình quán xuyến từng bộ phận, người già thì giúp người trẻ về kinh nghiệm, kiến thức, người trẻ thì phát huy khả năng, sức khỏe để tăng công suất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm mẫu mã, hướng đi mới cho sản phẩm.
Ông Thân cho biết: Tôi luôn đối xử với người lao động như với chính người thân trong gia đình; hàng năm tôi đều khen thưởng công nhân, tổ chức thăm hỏi những gia đình, lao động có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm hay có chế độ đãi ngộ đối với lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Vì thế, hơn 10 năm qua người lao động luôn gắn bó với cơ sở như người thân trong gia đình.
Chị Phạm Thị Mai, thôn Vũ Hạ làm cho cơ sở của CCB Nguyễn Văn Thân 5 năm nay với thu nhập 7 triệu đồng/tháng chia sẻ: Làm việc ở đây tôi thấy rất thoải mái. Bản thân tôi được đóng bảo hiểm xã hội, được ông Thân thưởng vào dịp lễ, tết và thăm hỏi mỗi khi gia đình có người ốm. Ông Thân là người hòa nhã, làm việc rất hòa đồng nên công nhân ai cũng quý mến.
Hiện cơ sở sản xuất chiếu cói của CCB Nguyễn Văn Thân duy trì hoạt động thường xuyên với công suất đạt từ 180 - 200 đôi chiếu/ngày. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm, ông chủ động tìm mua nguồn cói từ nhiều nơi trong cả nước, coi trọng kỹ thuật dệt. Nhờ tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đổi mới mẫu mã theo nhu cầu thị trường, hiện nay sản phẩm chiếu cói do cơ sở của CCB Nguyễn Văn Thân sản xuất được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương... và các tỉnh miền Nam, được khách hàng rất ưa chộng. Sau khi trừ chi phí, cơ sở sản xuất chiếu cói của gia đình ông thu lợi nhuận gần 800 triệu đồng/năm. Thời gian tới, ông Thân sẽ mở rộng thêm nhà xưởng, chủ động tìm nguồn nguyên liệu, đổi mới mẫu mã để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ông Nguyễn Quốc Quỳnh, Chủ tịch Hội CCB huyện Quỳnh Phụ đánh giá: CCB Nguyễn Văn Thân là hội viên năng động, dám nghĩ, dám làm. Ông cũng luôn nhiệt tình với công tác hội, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương và nhất là quan tâm tới công tác tình nghĩa. Bản thân ông là tấm gương tiêu biểu, nhiều năm liền được Hội CCB tỉnh, huyện khen thưởng vì có những đóng góp tích cực trong phong trào thi đua “CCB gương mẫu”.
Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật