Singapore - "Thánh địa của lễ hội" tưng bừng suốt 12 tháng trong năm
* Tháng 1
Lễ hội hành xác Thaipusam
Đây là lễ hội ở Singapore hết sức độc đáo của những tín đồ Hindu giáo. Tham gia lễ hội này người ta sẽ mặc trang phục có sắc vàng hoặc cam để diễu hành. Đặc biệt, một nghi lễ rùng rợn sẽ được thực hiện trong lễ hội này đó chính là người ta sẽ đeo khung kavadi và dùng kim loại móc vào cơ thể trước khi diễu hành.
Trong lúc những người đeo khung kavadi diễu hành thì người thân, bạn bè sẽ đi bên cạnh để tụng kinh cầu nguyện và khích lệ. Những vết thương sau đó sẽ được điều trị bằng tro nóng và cách chữa riêng của người Ấn Độ giáo, điều bất ngờ là họ sẽ không có bất cứ một vết sẹo nào khi thực hiện theo cách chữa trị riêng.
* Tháng 2
Lễ hội sông Hồng Bảo
Sông Hồng Bảo là lễ hội ở Singapore diễn ra thường niên tại khu vực Marina Promenade. Lễ hội sẽ được tổ chức theo chủ đề các con giáp năm tới của người Trung. Họ sẽ trưng bày những chiếc pheo lớn tượng trưng cho 12 con giáp, bức tượng Thần Tài, thần Trí Tuệ…
Trong lễ hội này người ta sẽ bày bán những mặt hàng thủ công độc đáo và tổ chức các hoạt động văn hóa hấp dẫn như viết thư pháp, xem bói chỉ tay cùng các buổi trình diễn nghệ thuật đặc sắc.
Tết Nguyên Đán
Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Singapore, lễ hội này bắt đầu kéo dài trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu năm mới. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Singapore như được thay áo mới với sắc đỏ lung linh của đèn lồng, đường phố náo nhiệt với ánh đèn lung linh.
Điểm đến lý tưởng nhất tại Singapore dịp này chính là khu Chinatown và sự kiện Lễ Thắp Sáng Chinatown với những màn trình diễn múa lân, nuốt lửa, các màn nhảy múa sôi động.
Lễ hội Diễu hành Chingay
Đây là cuộc diễu hành lớn nhất Singapore với những đoàn vũ công, tiết mục biểu diễn hoành tráng. Lễ hội ở Singapore này được tổ chức cực kỳ quy mô với rất nhiều hoạt động ấn tượng, thể hiện nét văn hóa người Hoa đặc sắc. Thời gian gần đây, lễ hội diễu hành Chingay còn được nâng tầm quốc tế với sự xuất hiện của các đoàn biểu diễn nghệ thuật đến từ nước ngoài như Đan Mạch và Papua New Guinea.
* Tháng 3
Lễ hội tiết Thanh Minh
Vào thời gian diễn ra lễ hội ở Singapore này, các đền thờ hay nghĩa trang ở quốc đảo Sư Tử luôn đông đúc. Đây là dịp để những người còn sống thăm và thắp hương cho ông bà tổ tiên, người ta sẽ mang theo bánh ngọt, trái cây và các món ăn truyền thống để cúng người đã khuất. Bên cạnh đó, dịp này người ta cũng tổ chức một số nghi lễ văn hóa độc đáo, du khách có thể đến đền Đền Kong Meng San Phor Kark See để khám phá.
* Tháng 4
Lễ thứ Sáu tuần Thánh
Đây là ngày lễ tôn giáo rất quan trọng với người Kitô ở Singapore, ngày tưởng niệm chúa Giêsu bị đóng đinh. Vào dịp này các nhà thờ trên khắp quốc đảo sẽ tổ chức những buổi lễ cầu nguyện và hoạt động kỉ niệm sôi nổi.
* Tháng 5
Lễ hội Phật Đản
Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 (Âm lịch) hằng năm là ngày sinh của Đức Phật. Vào ngày này các tín đồ Phật giáo sẽ ghé thăm các ngôi chùa và thực hiện nhiều nghi lễ như phóng sinh, tắm cho tượng Phật. Đặc biệt, người ta quan niệm rằng làm phước vào những ngày này thì phúc phần sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
* Tháng 6
Lễ tết Đoan Ngọ
Lễ hội ở Singapore này là của cộng đồng người Hoa, trong thời gian diễn ra lễ hội người ta sẽ tổ chức cuộc đua thuyền rồng rất sôi động. Đặc biệt món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này chính là món bánh tro.
Theo truyền thuyết lễ hội Đoan Ngọ được tổ chức để tưởng nhớ Khuất Nguyên, một người yêu nước đã nhảy xuống dòng sông Lịch La để phản đối những bất công. Truyền thống ăn bánh tro hay đua thuyền bắt nguồn từ việc người xưa đã sử dụng thuyền để tìm kiếm Khuất Nguyên và ném gạo xuống sông nhằm tránh việc đàn cá ăn thi thể của ông.
* Tháng 7
Singapore Triathlon
Đây vừa là lễ hội ở Singapore nhưng cũng có thể coi là một sự kiện thường niên, được tổ chức bởi Hiệp hội Triathlon của Singapore. Các vận động viên tham gia sự kiện này sẽ bơi 1,5km trên biển, đạp xe 40km và chạy 10km. Đây là sự kiện thể thao hấp dẫn và thu hút rất nhiều người tham gia mỗi năm.
* Tháng 8
Lễ cô hồn
Vào tháng 8 tức tháng 7 âm lịch, người Singapore tin rằng đây là lúc xui xẻo nhất năm, bởi địa ngục sẽ mở cửa và các linh hồn sẽ lang thang tự do nơi trần thế. Vào dịp này người ta thường tổ chức thắp nhang, cúng lễ vật, để xoa dịu các linh hồn. Trẻ em không được ra khỏi nhà và người ta cũng kiêng mua nhà, tậu xe hay ký kết các hợp đồng làm ăn trong thời gian này.
* Tháng 9
Lễ Hari Raya Haji
Hari Raya Haji là lễ hội ở Singapore của người Hồi giáo, dịp này người ta sẽ tổ chức ăn mừng, đánh dấu cuộc hành hương của các tín đồ đến với thánh địa Mecca và kết thúc tháng ăn chay Ramadan. Trong dịp này tại khu vực Gey Lang hoặc Kampong Glang sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi, đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất năm ở đất nước nghìn đảo.
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu là lễ hội tinh thần không thể thiếu của người Singapore. Vào dịp này không khí đường phố ở đây cực kỳ náo nhiệt, đèn lồng lung linh, các buổi trình diễn múa lân, bắn pháo hoa tưng bừng. Tại những con phố được trang hoàng rực rỡ, người ta sẽ tụ tập, vui chơi và thưởng thức ẩm thực hấp dẫn. Bánh trung thu, mì vằn thắn, bánh trôi… chính là những món ăn truyền thống cho dịp này.
* Tháng 10
Lễ hội ánh sáng Deepavali
Đây là lễ hội ở Singapore lớn nhất năm được tổ chức thường niên vào tháng 10. Ý nghĩa của lễ hội này là biểu trưng của ánh sáng của cái thiện sẽ soi sáng khắp thế gian, kể cả tại những nơi tăm tối nhất. Nguồn gốc của lễ hội ánh sáng Deepavali đến nay vẫn là một dấu hỏi, tuy nhiên nó vẫn là một trong những dịp đặc biệt nhất với người Hindu.
Vào những ngày diễn ra lễ hội người ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, thắp những ngọn đèn nhiều màu sắc, các hoạt động vui chơi, chào mừng như ca múa nhạc, thả đèn hoa đăng, vẽ henna… diễn ra sôi động.
* Tháng 12
Lễ Giáng Sinh
Đây là lễ hội rất lớn trong năm thường diễn ra vào tối 24 và ngày 25/12. Trước lễ hội này cả tháng người ta đã trang hoàng và chuẩn bị cho lễ hội này bằng việc trang trí những biểu tượng của giáng sinh. Đường phố, các trung tâm thương mại lớn, quán ăn, nhà hàng trang hoàng lộng lẫy.
Các nhà thờ chính là điểm đến quen thuộc với người dân và các tín đồ du lịch tại Singapore dịp này. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, người Singapore cũng đón lễ Giáng Sinh đầm ấm cùng gia đình, dành tặng nhau những món quà và cùng quây quần thưởng thức bữa ăn đoàn viên ấm áp.
Các lễ hội ở Singapore rất hấp dẫn và mang màu sắc văn hóa độc đáo. Ngoài các lễ hội thường niên trên, quốc đảo này còn là điểm đến của vô vàn các lễ hội văn hóa, âm nhạc, ẩm thực đặc sắc được tổ chức trong các dịp đặc biệt. Nếu như bạn muốn đắm mình trong những trải nghiệm văn hóa và giải trí đa sắc màu, thì hãy đến và tham gia các lễ hội hấp dẫn của Singapore nhé.
Theo dulichvietnam.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng