Hai tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố
Ảnh minh họa.
Theo đó, tuyến cáp IA gặp sự cố vào 12h52’ ngày 1/1. Nguyên nhân là do lỗi cáp trên phân đoạn 1, cách trạm cập bờ tại Singapore của tuyến cáp khoảng 49 km. Sự cố gây ảnh hưởng đến toàn bộ dung lượng kết nối hướng Singapore. Còn với APG, vào 6h45’ ngày 9/1, tuyến cáp biển này gặp sự cố trên nhánh S3, làm gián đoạn thông tin trên hướng kết nối đi Hong Kong, Nhật Bản.
Hiện các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam cũng chưa nhận được kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên 2 tuyến cáp biển IA và APG. Tuy nhiên, Viettel, VNPT và FPT là những nhà mạng đang sử dụng nhiều dung lượng trên 2 tuyến cáp biển IA, APG đều đã triển khai phương án chuyển hướng lưu lượng.
Trên thực tế, việc các tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố là khá thường xuyên, do đó không chỉ Viettel, VNPT mà các nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước đều luôn dự phòng và khá quen thuộc với tình huống phải triển khai các phương án ứng phó, khắc phục sự cố cáp biển.
IA và APG là 2 trong 5 tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 3 tuyến cáp biển khác là AAG, AAE-1 và SMW3.
Với tuyến IA, đây là tuyến cáp biển có tổng chiều dài 6.800 km và được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009. Tuyến cáp biển này kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản. Cáp IA được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.
Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, APG có chiều dài khoảng 10.400 km, được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Theo chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia