Thứ 5, 14/11/2024, 11:37[GMT+7]

Chiều 21/6, Việt Nam quan sát thấy nhật thực hình khuyên

Thứ 7, 20/06/2020 | 21:48:14
2,952 lượt xem
Nhật thực hình khuyên, còn gọi là nhật thực một phần xảy ra vào ngày 21-6 ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, thời gian xảy ra nhật thực bắt đầu từ khoảng 13 giờ 15 phút đến khoảng 19 giờ 20 phút chiều ngày 21/6.

Ngày 4/1/2011, vệ tinh Hinode đã chụp được những hình ảnh ngoạn mục này của nhật thực hình khuyên.

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời, do đó hoàn toàn hoặc một phần Mặt trăng che khuất Mặt trời tại một số nơi trên Trái đất. Nhật thực hình khuyên xảy ra khi đường kính góc của Mặt trăng nhỏ hơn Mặt trời, chặn lại hầu hết ánh sáng của Mặt trời và khiến Mặt trời trông giống như hình vành khuyên (hình như chiếc nhẫn). Nhật thực hình khuyên xuất hiện dưới dạng nhật thực một phần trên một khu vực rộng hàng nghìn km trên Trái đất.

Nhiếp ảnh gia Kristen M Caldon đã chụp được chuỗi nhật thực hình khuyên hình khuyên này tại Công viên quốc gia Grand Canyon, Mỹ năm 2012.

Theo Space.com, người dân ở châu Phi, Đông Nam châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương sẽ có thể nhìn thấy nhật thực một phần, khi mặt trăng chặn một phần của mặt trời. Tuy nhiên, những khung cảnh đẹp nhất sẽ nằm dọc theo đường đi của nhật thực, bắt đầu tại Cộng hòa Congo vào lúc 5:47 sáng giờ địa phương, tức 11 giờ 47 phút đêm nay theo giờ Việt Nam.

Từ đó, con đường hình khuyên (nơi mặt trăng che khuất phần lớn mặt trời) sẽ đi qua Nam Sudan, Ethiopia và Eritrea trước khi di chuyển qua Biển Đỏ vào Bán đảo Ả Rập. Sau đó, nhật thực hình khuyên sẽ được nhìn thấy ở Pakistan, miền bắc Ấn Độ và miền nam Trung Quốc trước khi đến Đài Loan và sau đó là một phần của Thái Bình Dương.

Theo Hội Thiên văn Việt Nam (VACA), Việt Nam nằm trong vùng nhật thực một phần, tăng dần từ Nam ra Bắc. Thời gian xảy ra nhật thực bắt đầu từ khoảng 13 giờ 15 phút đến khoảng 19 giờ 20 phút. Nơi quan sát nhật thực một phần cực đại rõ nhất ở Việt Nam là ở biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc và một phần Lào.

Tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu lúc 13 giờ 37 phút, bắt đầu cực đại lúc 15 giờ 5 phút, kết thúc lúc 16 giờ 18 phút.

Tại các tỉnh, thành phố phía Nam, độ che phủ cực đại nhỏ hơn, nhưng có đạt tới 48% đối với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Trong khi đó, tại miền bắc, độ che phủ lớn hơn khá nhiều, với cực đại tại Hà Nội sẽ đạt 77%.

Tuy nhiên, trong khi người quan sát tại khu vực phía Nam sẽ tiếp tục có cơ hội được quan sát các nhật thực vào các năm 2022, 2026 và 2029, thì miền bắc sẽ cần đợi tới năm 2031 (11 năm nữa) để có một nhật thực đáng kể để quan sát.

Theo nhandan.com.vn