Hệ thống phát hiện tiểu hành tinh đe dọa Trái Đất
Công tác xây dựng giai đoạn hai mạng lưới radar phòng thủ hành tinh của Trung Quốc đang diễn ra, Space hôm 19/2 đưa tin. Giai đoạn một bao gồm 4 radar đường kính 16 m nằm gần Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc đã hoàn thành vào tháng 12 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó thu tín hiệu từ Mặt Trăng để kiểm nghiệm tính khả thi của hệ thống và những công nghệ chủ chốt. Giai đoạn hai sẽ xây tiếp 25 ăngten radar, mỗi ăngten có đường kính 30 m, dự kiến hoàn thành năm 2025.
"Sau khi công tác xây dựng giai đoạn hai hoàn thành, chúng tôi có thể quan sát tiểu hành tinh với đường kính chỉ vài chục mét ở cách 10 triệu km, bao gồm cấu tạo, tốc độ và thay đổi ở quỹ đạo của nó sau khi bị đâm. Các nhà nghiên cứu có thể quan sát những mục tiêu này ở giai đoạn hai trong một số điều kiện", Zeng Tao, phó giám đốc Viện nghiên cứu công nghệ radar thuộc Viện công nghệ Bắc Kinh, cho biết.
Giai đoạn 3 sẽ được khởi công để mở rộng tầm phát hiện của Fuyan lên 150 triệu km. Dự án sử dụng nhiều mạng lưới nhỏ để mô phỏng cấu trúc khẩu độ lớn, cho phép phát hiện vật thể trong không gian sâu.
Khác với Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m (FAST) ở tỉnh Quý Châu, dự án Mắt kép hoạt động giống như sóng âm của loài dơi, thông qua phát sóng điện từ và thu tiếng vang. Nhiều radar kết hợp thành một ăngten lớn khi hoạt động, tương tự mắt kép của côn trùng. Trong khi tầm quan sát của một radar bị hạn chế, kết hợp nhiều radar khiến phát hiện vật thể trong phạm vi siêu rộng trở nên khả thi.
Kính viễn vọng FAST nhận tín hiệu vô tuyến từ mục tiêu ở cách hàng nghìn năm ánh sáng, nhưng hệ thống Mắt kép có thể ghi hình tiểu hành tinh bay tới gần Trái Đất mà không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hoặc mây. Hệ thống này sẽ đóng vai trò như camera giám sát, giúp phát hiện vật thể đe dọa vệ tinh hoặc trạm vũ trụ đủ sớm để tránh hoặc phá hủy chúng.
Tháng 4 năm ngoái, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc thông báo phát triển kế hoạch phòng thủ hành tinh, bao gồm theo dõi vật thể gần Trái Đất và phóng thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh tương tự nhiệm vụ DART của NASA trong vài năm tới.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024