Làm thế nào để thu hút sinh viên theo đuổi khối khoa học kỹ thuật?
Tọa đàm "Cơ hội, thách thức và giải pháp trong nghiên cứu và đào tạo khoa học công nghệ" diễn ra vào chiều 26/7 trong khuôn khổ hội thảo “Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup - Dấu ấn 5 năm hoạt động” đã đặt ra nhiều vấn đề làm thế nào để thu hút các bạn trẻ theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.
Vì sao ngành "trọng yếu" phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại giảm sức hút?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, các ngành “trọng yếu” phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang trở nên ngày càng khó khăn trong việc tuyển sinh, giảm sức thu hút những thế hệ sinh viên tài năng so với trước đây.
Tâm lý đám đông làm cho các em sinh viên có xu hướng chọn những ngành nghề “hot” hơn, nhưng thực ra đó là do các em và phụ huynh chưa tìm hiểu kỹ về nhu cầu các ngành công nghiệp ở nước ta.
"Đang có những luồng quan niệm của xã hội cho rằng đó là những ngành khó học, khó tìm việc, vất vả, thí dụ các ngành vật liệu, luyện kim, môi trường, dệt may... Trên thực tế, những ngành này đóng vai trò cốt lõi trong định hướng công nghiệp hóa của đất nước, và luôn có nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư mới ra trường với mức thu nhập xứng đáng", Phó Giáo sư Huỳnh Quyết Thắng cho hay.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Không chỉ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội cũng cần phải có những thay đổi để phù hợp với thời cuộc. Phó giáo sư Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chia sẻ về những biến chuyển trên và nhu cầu lưu trữ, chuyển đổi số các tài liệu, tạo dựng những thư viện phục vụ hoạt động học tập, đào tạo, nghiên cứu.
Ông lấy dẫn chứng, những ngành như Hán Nôm hay khảo cổ học đang rất khó khăn trong việc tuyển sinh như một xu hướng chung trong giai đoạn hiện nay. Thực tế là cơ hội đa dạng việc làm cho những chuyên ngành này không nhiều, trong khi biên chế nhân sự trong các cơ quan lại có liên hệ trực tiếp lại ngày càng bị cắt giảm.
Một vấn đề quan trọng nữa là việc lưu trữ, bảo tồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, học tập; kho tư liệu về các ngành này, đặc biệt là ngành Hán Nôm, chỉ ở Việt Nam mới có, nên rất quý và rất cần sự lưu giữ cho các thế hệ tương lai.
"Do đó, việc trợ lực trong việc tuyển sinh, lưu trữ, hướng nghiệp, phục chế tài liệu phục vụ các mục đích học thuật là vô cùng cấp thiết", Phó giáo sư Nguyễn Văn Minh bày tỏ.
Cần phải làm tốt công tác hướng nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu khoa học
Trăn trở với nền khoa học công nghệ Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc cho hay, hiện tại, ngân sách chi cho khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ khoảng 0,53% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển trong khu vực.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc.
Tỷ lệ người làm R&D so với các quốc gia khác cũng thấp. Nên cả về kinh phí và tiềm lực con người đều đang khó khăn. Bên cạnh đó, trang thiết bị phụ trợ công tác nghiên cứu cũng là một vấn đề nan giải.
"Chúng tôi có sự tự chủ, hỗ trợ tối đa cho các nhà khoa học để có thể bù đắp phần nào những khó khăn đó. Mô hình tài trợ của Quỹ VINIF hiện đang trợ giúp Viện rất nhiều trong việc nâng cao hơn nữa, tự chủ hơn nữa, trợ lực hơn nữa cho các nhà khoa học", Phó Giáo sư Vũ Đức Lợi cho hay.
Còn theo Phó Giáo sư Huỳnh Quyết Thắng, để thu hút các bạn trẻ theo đuổi ngành khoa học kỹ thuật, công tác hướng nghiệp cần phải làm tốt hơn nữa, ngay từ giáo dục phổ thông. Các cơ quan chính phủ, báo chí, truyền hình, các trường đại học… cũng cần phải truyền thông rõ hơn về định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ.
Tại tọa đàm, các quan điểm đều thống nhất việc phát triển nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Việt Nam chỉ có thể thực sự khởi sắc nếu có được sự phối hợp nhuần nhuyễn của các yếu tố sau: Sự chung tay trợ lực về nguồn tài chính của nhà nước và các doanh nghiệp hàng đầu.
Nhà nước cần có cơ chế tự chủ, mở và mềm dẻo hơn cho các trường đại học, viện nghiên cứu trong việc hợp tác, đào tạo, chuyển giao.
Bên cạnh đó, đòi hỏi sự năng động, tương thích với thời cuộc, có hướng phát triển chiến lược và chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng của các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong việc tuyển sinh và định hướng ngành nghề đào tạo.
Các đơn vị cần nhanh chóng tận dụng những thành quả của công nghệ, chuyển đổi số vào việc đào tạo, nghiên cứu, lưu trữ, bảo tồn và truyền tải các chương trình, dữ liệu và định hướng, truyền thông hiệu quả về các ngành nghề trọng yếu của xã hội, giúp người học có những sự lựa chọn bền vững hơn cho tương lai.
Theo Phó Giáo sư Đỗ Ngọc Mỹ, Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn cho rằng, hiện nay, việc tự chủ đại học hiện nay đã được các cơ quan quản lý ủng hộ và các trường đang tiến hành rất tốt. Trên cơ sở đó, các trường có điều kiện hợp tác rộng và sâu với doanh nghiệp và cần chuẩn bị tâm thế để có thể có phương thức hoạt động phù hợp với thời cuộc, chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng cả về chất lượng và số lượng ngành nghề đào tạo.
Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Quỹ VINIF, nhà trường đã có được những kết quả tích cực trong việc đào tạo và mở ngành khoa học dữ liệu - một ngành rất quan trọng đối với quốc gia trong thời đại 4.0.
"Nếu không có sự chung tay hỗ trợ của doanh nghiệp và nhà nước thì việc mở và đào tạo, nghiên cứu ngành này sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, đối với những ngành trọng yếu khác mà quốc gia chưa kịp giúp đỡ nhiều, sự trợ lực của doanh nghiệp là rất đáng quý để tạo ra một thế hệ tri thức đáp ứng nhu cầu của đất nước trong 5, 10 năm tới", thầy Ngọc Mỹ nói.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng