'Việt Nam đầu tư vào nghiên cứu phát triển rất thấp'
Thảo luận phiên chuyên đề 2 về năng suất lao động tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 ngày 19/9, Chuyên gia Kinh tế quốc tế Jonathan Pincus, Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, nói việc tăng năng suất lao động cần nhìn nhận trong quá trình dài hơi thay vì trong giai đoạn ngắn.
Dẫn câu chuyện tại Thái Lan và Malaysia cuối thế kỷ 20, ông Pincus nói cả hai đạt được mức tăng trưởng năng suất ấn tượng là 5,6-16,3% mỗi năm giai đoạn 1989-1999. Tuy nhiên, tốc độ chững lại đáng kể từ sau thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á.
"Rất khó để một quốc gia có thể tăng trưởng năng suất nhanh trong một giai đoạn dài, đó chính là bẫy năng suất trung bình", ông Pincus đúc rút, gọi đây là mối đe dọa lớn.
Việc khiến các nước này lọt vào bẫy năng suất trung bình là không nâng cấp chiến lực phát triển, chậm tận dụng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Họ chủ yếu theo đuổi chiến lược tăng năng suất bằng sản phẩm xuất khẩu giá trị thấp và thất bại trong việc ứng dụng phát minh để có thay đổi bài bản trong ngành công nghiệp.
Ông Pincus nói, Việt Nam là một quốc gia có thu nhập trung bình - thấp đã đạt được mức độ tăng trưởng năng suất lao động trong một thời gian dài. Ông lo ngại Việt Nam có thể rơi vào bẫy năng suất lao động trung bình giống như Malaysia và Thái Lan từng vướng phải. "Liệu Việt Nam có thể ứng dụng hiệu quả hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để thay đổi chiến lược phát triển sau khi đạt được mức năng suất lao động trung bình", chuyên gia đặt câu hỏi.
Theo chuyên gia này, chi phí cho việc nghiên cứu phát triển (R&D) ở Việt Nam khá thấp, chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc và bằng một nửa Thái Lan, Malaysia là điều đáng lo ngại. Trong khi chi phí R&D là một trong những thước đo quan trọng, đánh giá khả năng tăng năng suất bằng việc đổi mới công nghệ.
Chuyên gia của UNDP chỉ rõ 2 vấn đề trong đầu tư nghiên cứu phát triển của Việt Nam là tiêu quá ít và tiêu quá dàn trải. Hiện nay, Việt Nam đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển là rất thấp nhất ở khu vực công, các viện nghiên cứu tư nhân thì chưa được khuyến khích phát triển. Điều này là do các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp đa quốc gia, còn doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhỏ và vừa, khó có thể có đủ nguồn lực cho nghiên cứu phát triển.
Ông Pincus kiến nghị Chính phủ Việt Nam phải thực sự tạo những cú hích lớn trong áp dụng đổi mới sáng tạo quốc gia, đầu tư mạnh mẽ vào R&D cũng như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho dài hạn. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu trên toàn thế giới về số lượng du học sinh tại Mỹ và châu Âu. Ông Pincus cho rằng, đây là nguồn lao động trình độ cao, giỏi công nghệ và hứa hẹn là nhà khoa học hàng đầu. "Họ cần được thu hút trở lại vào các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để thực sự đóng góp cho sự phát triển", ông đề xuất.
Ông Felix Weidencaff, Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhìn nhận Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong thập kỷ qua, tuy nhiên so với các nước ASEAN vẫn còn khoảng cách, thấp hơn một số quốc gia trong khu vực.
Theo ông Felix Weidencaff, Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thị trường và nền kinh tế tri thức, công nghệ, công nghiệp 4.0; thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả; tăng năng suất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững". Diễn đàn gồm hai phiên thảo luận chuyên đề gồm "Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó"; "Nâng cao năng suất lao động và bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới" và một phiên toàn thể. Đây là sự kiện do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy